Nhiều hồ thuỷ lợi ở Sóc Sơn, Ba Vì bị hư hỏng khi vụ Xuân 2020 cận kề

Hà Nội chuẩn bị bước vào vụ Xuân 2020, tuy nhiên, một số hồ chứa thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nước tưới trên địa bàn hai huyện Sóc Sơn và Ba Vì lại đang bị hư hỏng. 
 Một góc hồ Suối Hai
Một góc hồ Suối Hai

Tại huyện Sóc Sơn, hồ chứa nước Đồng Đò có dung tích thiết kế 3,26 triệu m3. Hồ từng được TP đầu tư thực hiện cải tạo, nâng cấp. Tuy nhiên đến nay, giàn thả phai không vận hành, đang phải sửa chữa. Trong khi đó, hồ chứa nước Đền Sóc có dung tích thiết kế 807.500m3. Hiện, tràn bị rò, rỉ nước ở cao trình dương 31,3m (vị trí phía bên phải tràn).

Tại huyện Ba Vì, hồ chứa nước Suối Hai có dung tích thiết kế 46,8 triệu m3. Hiện, phần thủy công, thân cống chính, bề mặt bê tông trong lòng cống có hiện tượng hư hỏng...

Đối với hồ chứa nước Mèo Gù, dung tích thiết kế 1,089 triệu m3, hiện, phần đập đất gồm 1 tuyến với tổng chiều dài 400m; cao trình đỉnh đập không đảm bảo cao độ trên toàn mặt đập theo tiêu chuẩn hiện hành. Phần mái thượng lưu lát đá bị sụt sạt nhiều. Mái hạ lưu đập khi mực nước hồ lớn hơn cao trình dương 28m có hiện tượng thấm ra mại ngoài hạ lưu đập chính tại vị trí K0+50 đến K0+200. Còn cống thoát nước, sau nhiều năm sử dụng đã bị xâm thực bề mặt có hiện tượng hà rỗ bề mặt bê tông.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, trong các năm qua, UBND TP đã đầu tư kinh phí thực hiện sửa chữa, nâng cấp nhiều hồ chứ thuỷ lợi xung yếu tại Sóc Sơn (hồ Đồng Đò, hồ Đồng Quan, hồ Kèo Cà); hay hồ Đầm, hồ Vống (huyện Ba Vì). Các công trình đã hoàn thành, đảm bảo an toàn phục vụ sản xuất trong nhiều năm tiếp theo. Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách TP bố trí cho công tác sửa chữa còn khó khăn nên một số hồ chứa thuỷ lợi chưa được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp kịp thời.

Theo Kinh tế & Đô thị
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.