Nhiều người mắc sốt xuất huyết vẫn chủ quan

Dịch sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh đang gia tăng mạnh và đã có 7 trường hợp tử vong. Điều đáng nói, đa số các bệnh nhân tử vong đều là người lớn (5 người lớn và 2 thiếu niên) do tâm lý chủ quan.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh.

 Hơn 40% số ca mắc bệnh là người lớn

Theo ngành y tế TP Hồ Chí Minh, từ tháng 6, số ca nhập viện do sốt xuất huyết đã bắt đầu gia tăng, trong đó có nhiều ca bệnh nặng. Tại khoa Nhiễm D của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, số bệnh nhân nằm điều trị tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh số lượng bệnh nhân tăng, số ca nhập viện có chuyển biến nặng phải truyền dịch, dùng máy cũng tăng.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận hơn 31.787 ca sốt xuất huyết, tăng 165% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng trong tháng 7, số ca sốt xuất huyết được ghi nhận là 6.456 ca, tăng 123% so với tháng 6, trong đó có 3.696 ca nội trú và 2.760 ca ngoại trú.

Trước đây, bệnh sốt xuất huyết thường được cho là bệnh của trẻ em, tuy nhiên những năm gần đây, số ca bệnh là người lớn tăng khá rõ, chiếm 40% tổng số ca bệnh. Theo các bác sĩ, người lớn mắc bệnh thường có tâm lý chủ quan, không theo dõi sát diễn biến, không đi khám bệnh để được bác sỹ hướng dẫn cách tự chăm sóc tại nhà trong khi bệnh có thể trở nặng rất nhanh và rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, cho biết biến chứng nặng nhất của sốt xuất huyết ở người lớn là biểu hiện sốc - là giai đoạn nặng nhất. Ngoài ra, còn có tình trạng xuất huyết tiêu hóa, nôn ói ra máu hoặc là đi tiêu ra máu, nặng hơn nữa là sốt xuất huyết thể não hoặc là suy đa cơ quan.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hảo, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu chống độc người lớn bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, cho biết khoa chủ yếu tiếp nhận những bệnh nhân nặng từ tuyến dưới hay các tỉnh chuyển lên, trong đó có những bệnh nhân bị tổn thương gan nặng, vàng da hoặc có trường hợp bị viêm não gây rối loạn thị giác, co giật. “Người dân trong thời điểm này nếu có sốt thì nên đi khám tại cơ sở y tế để sớm xác định bệnh và theo dõi chặt chẽ. Việc phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh đúng trong mùa này rất quan trọng”, bác sĩ Hảo cảnh báo.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh khuyến cáo: Để không bị sốt xuất huyết, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt muỗi và không để muỗi chích như dùng bình xịt muỗi, bôi kem chống muỗi, ngủ mùng; súc rửa hồ, phuy, lu, xô chứa nước; đậy kín nắp lu, hồ, phuy... khi không sử dụng; thường xuyên tìm và xử lý các nơi, đồ vật có thể bị đọng nước trong và xung quanh nhà. Đặc biệt, người có triệu chứng sốt nên đến các cơ sở y tế để được bác sỹ khám và hướng dẫn theo dõi tại nhà, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ... Nếu thấy một trong các dấu hiệu như lừ đừ, mệt mỏi, chân tay lạnh, nôn ói nhiều, đau bụng, xuất huyết... thì phải đến ngay bệnh viện.

Tăng cường các hoạt động phòng bệnh

Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, ngành y tế TP Hồ Chí Minh đã thực hiện việc kiểm tra, giám sát, phun thuốc trừ muỗi và đẩy mạnh tuyên truyền cách thức phòng chống dịch bệnh đến người dân ở từng khu phố, cụm dân cư. Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng đã chỉ đạo các bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, phân loại bệnh nhân, xác định phác đồ điều trị phù hợp từng giai đoạn của bệnh; hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới theo khu vực đã phân công trong điều trị và dập dịch sốt xuất huyết.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các Trung tâm y tế quận, huyện khẩn trương tiến hành các biện pháp kiểm soát sốt xuất huyết, đã gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân các quận, huyện để phối hợp tổ chức các hoạt động kiểm soát sốt xuất huyết tại từng địa phương; phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục – Đào tạo tổ chức các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết trong cộng đồng và các cơ quan tổ chức; giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật tham mưu tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng và chiến dịch truyền thông trên toàn thành phố.

Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, nếu không có những giải pháp quyết liệt, sốt xuất huyết sẽ gia tăng rất nhiều trong năm nay. "Tại TP Hồ Chí Minh, các hoạt động phòng chống bệnh sốt xuất huyết luôn là các hoạt động cốt lõi của kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm hàng năm với thông điệp xuyên suốt là “Không lăng quăng, không muỗi, không sốt xuất huyết”. Tuy nhiên để kiểm soát được lăng quăng và muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thì phải xuất phát từ những hành động cụ thể của từng người, từng gia đình, từng cơ quan, công sở", ông Nguyễn Trí Dũng cho biết.


Để hạn chế ca mắc, tử vong và khống chế dịch sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ban hành Chỉ thị tăng cường phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài. Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã ký quyết định thành lập 8 đoàn công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phố trọng điểm như: Khánh Hòa, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận, Phú Yên, Đồng Nai và Tây Ninh.

Các đoàn có nhiệm vụ kiểm tra việc triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết; hoạt động của ban chỉ đạo phòng chống dịch cũng như các công tác chuyên môn về dự phòng, giám sát ổ dịch; thu dung điều trị; truyền thông và đáp ứng chống dịch.

Theo Báo Tin tức
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.