Thông tin của VIRESA phát đi cho thấy, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) – thành viên của Liên đoàn Thể thao điện tử quốc tế ( IeSF) - chính thức công bố tổ chức Vòng loại Việt Nam thuộc Giải Thể thao điện tử vô địch thế giới 2020 – IeSF Esports World Championship 2020 từ ngày 1/9/2020 đến ngày 23/9/2020 nhằm chọn ra đại điện quốc gia tham dự thi đấu vòng Chung kết thế giới tại Eilat, Israel vào tháng 12/2020.
Giải Thể thao điện tử vô địch thế giới 2020– IeSF Esports World Championship 2020 là một giải đấu được tổ chức hàng năm bởi Liên đoàn Thể thao điện tử quốc tế (IeSF). Giải đấu năm nay là giải đấu lần thứ 12 do IeSF tổ chức và Chung kết sẽ diễn ra tại Eilat, Israel với sự quy tụ của nhiều nước trên thế giới, dự kiến vào tháng 12/2020 gồm 03 bộ môn thi đấu là eFootball PES, Tekken 7 và DOTA 2.
Giải đấu năm nay là giải đấu lần thứ 12 do IeSF tổ chức và Chung kết sẽ diễn ra tại Eilat, Israel với sự quy tụ của nhiều nước trên thế giới, dự kiến vào tháng 12/2020 gồm 03 bộ môn thi đấu là eFootball PES, Tekken 7 và DOTA 2.
Nội dung thông báo được VIRESA đăng tải trên website của Hiệp hội này |
Tại vòng loại Việt Nam, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) phối hợp với Công ty Cổ phần Box Sports sẽ tổ chức thi đấu trực tuyến (online) do diễn biến phức tạp của dịch Covid -19. Vòng loại Việt Nam với tổng giá trị giải thưởng là 45.000.000 đồng (bốn mươi lăm triệu đồng) cùng các phần quà đến từ nhà tài trợ Razer, năm nay sẽ chọn ra các đại diện vô địch bao gồm: 01 đội (với bộ môn DOTA 2) và 02 cá nhân (với bộ môn Tekken 7 và eFootball PES) để tham dự vòng Chung kết thế giới tại Eilat, Israel.
Được quảng bá rất rầm rộ nhưng theo phân tích của giới chuyên gia thì các bộ môn thi đấu tại giải này vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật tại Việt Nam.
Theo phân tích của Luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) thì các bộ môn thi đấu theo thông báo của phía Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam tại vòng loại ở Việt Nam thì cả 3 game đấu được thông báo đều chưa được cấp phép tại Việt Nam.
Cụ thể, Đối với 03 game: eFootball PES, Tekken 7 và DOTA 2 là các tựa game chưa được cấp phép phát hành tại Việt Nam, chưa có hệ thống máy chủ (sever) đặt tại Việt Nam…là chưa đủ điều kiện để phát hành theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam: Nội dung này được quy định tại Điều 26 của Luật An ninh mạng năm 2018. Theo đó: Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng.
Doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ. Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam."
Luật sư Đặng Xuân Cường khẳng định các môn thi tại vòng loại ở Việt Nam của Giải Vô địch thể thao điện tử thế giới đều chưa được cấp phép |
Về giấy phép, doanh nghiệp nước ngoài khi muốn phát hành game tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định để thực hiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định pháp luật Việt Nam. Nội dung và kịch bản của trò chơi được phép phát hành tại Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 32c Nghị định số 27/2018/NĐ-CP và không vi phạm Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
Theo quy định Nghị định 72/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp nước ngoài muốn cung cấp trò chơi điện tử tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 4, Điều 31 với tỷ lệ góp vốn của nước ngoài không quá 49%. Phải được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 và cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi G1; Phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 và thông báo trước khi phát hành từng game.(Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1) phải được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ và quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản mới được phát hành tại Việt Nam)
Như vậy, các tựa game này có máy chủ đặt tại nước ngoài, không nằm trong lãnh thổ của Việt Nam, cũng không có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, việc quảng bá phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam, có phát sinh người chơi, doanh thu tại Việt Nam trên không gian mạng tại Việt Nam nhưng chưa được cấp phép theo quy định là chưa chấp hành theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của Doanh nghiệp trong việcbảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng.