Nhớ phố

[Ngày Nay] - Mỗi khi nắng quá, mưa quá, tắc quá, bụi quá... tôi lại nhớ về những ngày còn ở phố.
Nhớ phố

Các bạn hãy tin điều này, cắm compa lên nóc Tháp Rùa xoay 1 vòng bán kính 2 km, thì phạm vi đó cơ bản là bình an thanh thản (mỗi tội đắt thôi).

Hồi Hà Nội mưa kỷ lục 2008 thì phải, lúc đấy tôi đã chuyển về Thái Hà, lên phố có tầm 3-4 km. Bà cô trong Sài Gòn ra chơi, trời lất phất mưa. Ăn xong bữa cơm thì mưa to, đành đợi. Rồi nước lên như thủy triều, ngập mênh mông, thế là chuyến ăn cơm tối của cô tôi kéo dài luôn 3 ngày. Sang đến ngày thứ 3, chịu hết nổi, nằng nặc đòi về. Tôi bảo cô mặc bộ quần áo mưa kín bưng, nâng hết yên cái mini Nhật của bà già, đưa cô ngồi lên đấy, tôi dắt xe. Cứ thế dắt từ Thái Hà, qua Nguyễn Lương Bằng, tới Tây Sơn, nước ngập ngang bụng. Kinh nhất những lúc có xe bus đi qua, sóng đánh dạt cả người cả xe, cửa xếp nhôm các nhà bên đường cong gập vào trong như bị ô tô húc.

Thế mà tôi dắt được cái xe có cô tôi ngồi trên lên tận đầu Hàng Bột. Từ Nguyễn Thái Học về phố, đường khô cong. Đưa cô về Hàng Trống rồi, tôi đạp tiếp lên Nguyễn Hữu Huân ngồi cafe Lâm với mấy ông bạn. Đến nơi, bạn thì quần đùi áo phông thuốc lá phì phèo ráo hoảnh, nhìn tôi quần áo mưa ướt lướt thướt, cười ha hả.

Đấy là lần thấm thía nhất sau 4 năm rời phố về Thái Hà ấp.

Thực ra các tài liệu lịch sử đều chứng minh chỉ khu vực phố cổ là không gian được quy hoạch cho việc sinh sống của Hà thành. Đất cao, có 2 sông thoát nước tốt là Kim Ngưu và Tô Lịch. Mưa to lắm, thì mấy cái hồ trong phố mới dềnh lên cho trẻ con bắt ít cá, nhưng chỉ ngớt mưa là nước rút. Nhà tôi ở cạnh Bờ Hồ, còn nhớ mùi ấy, thứ mùi tanh tanh, man mát, không hôi thối.

Nhớ phố ảnh 1

Mùa nước sông Hồng lên, tháng 7 âm, nước ngập trắng bên kia đê, thì chỉ vài bước sang Lò Sũ, Ô Quan Chưởng vẫn thong dong. Các cụ đi chợ chỉ khẽ rón chân cho khỏi bắn tí bùn lên quần lĩnh. Có việc qua cầu Chương Dương nhìn xuống thấy nước sông Hồng cuồn cuộn, mới thấy ghê người. Chứ còn trong phố, sáng dậy ăn suất bánh cuốn vẫn thấy nhạt nhẽo không mảy may thiên tai chỉ cách mình mấy bước chân.

Còn mùa nắng, trong phố, những hàng xà cừ, sấu, nhội, dâu da... xanh rợp. Có oi là vì ve kêu sốt ruột, chứ vào dưới bóng cây, nhấp ngụm trà đường ấm là ráo mồ hôi ngay. Trưa, có bát nước rau muống dầm sấu, đưa cơm với mấy quả cà, đĩa thịt kho tàu, thì chuyện ăn uống không hề nặng nhọc. Nói chung ở phố không có cái thứ nóng giết người bao giờ.

Hạ tầng Hà Nội ngày càng xập xệ. Nắng gắt vì toàn bê tông, mưa lụt vì cống rãnh không xả nổi. Những khu đô thị mới, dẫu có dán nhãn Cao cấp, cũng chẳng bao giờ bén gót được thứ quy hoạch cực khoa học ở những khu Phố - Hàng. Đơn giản bởi vì bây giờ người ta tham lam quá thành ra thiển cận, xây dựng chỉ tính đến những triệu nọ tỉ kia trên diện tích ở, mà không tính đến việc người ta còn phải hít khí trời và dắt con đi bộ dưới những hàng cây.

Phố - Hàng, dẫu cũng đã kém đi nhiều lắm, thì vẫn hơn đứt những phần còn lại của Hà Nội về hạ tầng.

Không tin, tí bạn gọi cuốc Grab mà lên phố chơi. Sợ lại đến mai mới về...

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.