Nhiễm trùng da
Vào mùa hè, thường dễ mắc những bệnh ngoài da như ghẻ, nấm hay nhiễm trùng do xước da nếu không cẩn thận.
Bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh ngoài da. Không nên đi chân đất, nếu bị xước da phải dán kín vết thương. Khi xuất hiện những triệu chứng như đốm bẩn trên da (hắc lào), ngứa (ghẻ), tróc da chân (nấm) thì phải điều trị ngay.
Các bệnh về đường ruột
Các vi khuẩn có ở khắp nơi, khi trời nóng chúng sẽ sinh sôi nhanh hơn và sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ mất sức, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.
Nếu đã mắc bệnh về đường ruột, phải uống thuốc để đẩy chất độc ra ngoài và uống nước muối để bù lại lượng nước đã mất. |
Nếu đã mắc bệnh về đường ruột, phải uống thuốc để đẩy chất độc ra ngoài và uống nước muối để bù lại lượng nước đã mất. Khi thấy bệnh đã đỡ, nên ăn những loại cháo nấu từ gạo hay kiều mạch.
Bệnh tim mạch
Mùa hè nắng nóng khiến tim phải đập nhanh hơn và hoạt động với cường độ cao hơn, vì thế sẽ ảnh hưởng đến tim. Máu bị đặc lại do mất nước, thiếu oxi, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ.
Nên hạn chế vận động khi trời nắng, không nên ở ngoài trời nắng quá lâu, giảm các thức ăn nhiều mỡ, uống nhiều nước. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh tim phải luôn mang theo thuốc được bác sĩ kê đơn. Phải cẩn thận khi tắm nước lạnh nhất là những người mắc chứng co thắt mạch.
Bệnh cường tuyến giáp
Nguyên nhân gây ra bệnh cường tuyến giáp là do bức xạ mặt trời, nắng nóng. Triệu chứng thường thấy là thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, hay khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc ...
Đối với những người mắc bệnh này cần điều trị cẩn thận dưới sự theo dõi của bác sĩ và hạn chế ra ngoài khi trời nắng.
Viêm họng và thanh quản
Trời nóng nực khiến nhiều người ăn lạnh, uống lạnh và tắm nước lạnh. Đó là những nguyên nhân gây ra viêm họng và thanh quản.
Hoàng Thúy (t/h)
>>> Xem thêm:
Những cách đơn giản giúp cải thiện sức khỏe