Những bức hình ám ảnh về rác thải nhựa tại bờ biển Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (5/6) và ngày Đại dương thế giới (8/6), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng đồng tổ chức triển lãm ảnh rác thải nhựa “Hãy cứu biển” vào chiều 4/6 tại Hà Nội.


Em bé mưu sinh trên rác tại Bình Thuận. Ảnh: TTXVN
Em bé mưu sinh trên rác tại Bình Thuận. Ảnh: TTXVN

Triển lãm trưng bày hơn 100 bức ảnh được lựa chọn từ hơn 3.000 bức ảnh chụp dọc hơn 3.000 km bờ biển tại 28 tỉnh thành và hơn 100 cửa sông. Các bức ảnh được sắp xếp theo từng nội dung, địa điểmm và thời gian chụp, để người xem có thể hình dung bức tranh tổng thể về thực trạng rác thải nhựa xuyên suốt bờ biển Việt Nam.

Với thông điệp “Chỉ có hành động mới mang lại sự thay đổi”, thông qua các bức ảnh, triển lãm nhằm mục đích nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về rác thải nhựa, gợi mở các giải pháp có thể thực hiện và kêu gọi sự chung tay hành động của các cấp Bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam.

Biển Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế và sức khoẻ con người, trong đó ô nhiễm rác thải nhựa chiếm tỷ lệ lớn. Với hơn 3.000 km đường bờ biển, mỗi năm, Việt Nam xả ra đại dương khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa qua 112 cửa sông, 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng chia sẻ, để ghi lại hình ảnh về rác thải nhựa dọc bờ biển Việt Nam, anh đã có hành trình gần 7.000 km đi xe máy trong hơn một tháng. Hành trình của nhiếp ảnh gia Việt Hùng bắt đầu từ tháng 8/2018, từ Thủ đô Hà Nội tới Ninh Bình rồi bám theo bờ biển vào đất mũi Cà Mau. Sau đó, anh chạy xe dọc bờ biển tới Hà Tiên (Kiên Giang), giáp biên giới Campuchia, rồi quay về TP Hồ Chí Minh gửi xe đi máy bay trở ra Hà Nội. Tiếp đó, anh đi từ Hà Nội xuống Nam Định và dọc bờ biển 3 tỉnh, thành phố Thái Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh.

"Trên đường đi, tôi ngỡ ngàng khi đến khu chợ thuộc huyện Tuy Phong (Bình Thuận) với hàng km rác thải, trong đó chủ yếu là rác thải nhựa, túi nilon. Thật buồn khi chứng kiến người dân phơi cá ngay trên đống rác tại Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh)... Một điều thấy rõ trong suốt hành trình là các chợ hải sản ven biển cũng chính là nguồn xả rác thải nhựa kinh hoàng nhất", nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng chia sẻ.

Thông qua những bức ảnh, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng mong muốn góp phần nhỏ bé ghi lại những điều đang xảy ra dọc bờ biển Việt Nam như một lời cảnh báo về chất thải nhựa hiện nay, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này. Đồng thời, giúp các nhà chuyên môn có cái nhìn toàn diện, đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề này. 

Sau đây là những bức hình ám ảnh về rác thải nhựa do Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng chụp dọc hơn 3.000 km bờ biển Việt Nam:

Chú thích ảnh
Một rừng cây cạnh biển đã chết, đây cũng là nơi hiện diện của rác thải nhựa. Ảnh chụp tại biển Quất Lâm (Nam Định).
Chú thích ảnh
Con kênh rác ở trung tâm huyện Bình Đại, Bến Tre.
Chú thích ảnh
Người dân mưu sinh ngay trên đống rác tại Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh).
Chú thích ảnh
Rác ngập tràn tại chợ Tuy Phong (Bình Định).
Chú thích ảnh
Một góc của đảo Bình Ba (Khánh Hòa) được coi là một trong những biển "thiên đường".
Chú thích ảnh
Hình ảnh tại một lò đốt rác tại Thái Bình.
Chú thích ảnh
Rác thải nhựa chất thành đống tại Thái Bình.
Chú thích ảnh
Hòn Phụ Tử (Kiên Giang), một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách cũng bị bao vây bởi rác.
Chú thích ảnh
Vịnh Vân Phong, một địa điểm đẹp nổi tiếng của Việt Nam.
Chú thích ảnh
Biển Thanh Hóa cũng ngập rác.
Theo TTXVN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?