Những dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm Virus Zika

Sáng nay (5/4), Bộ Y tế đã xác nhận 2 trường hợp đầu tiên xác nhận nhiễm virus Zika tại Việt Nam trong đó 1 trường hợp đã mang thai được 8 tuần.
Những dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm Virus Zika

Thông tin trên khiến không ít người dân lo lắng. Vậy dấu hiệu nhiễm Virus Zika là gì? ai dễ mắc nhất? phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika thì phải làm gì? cũng như cách phòng bệnh hữu hiệu như thế nào là điều ai cũng nên biết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Những dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm Virus Zika ảnh 1

Dấu hiệu nhiễm Virus Zika

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian ủ bệnh Zika khoảng 2-12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Khoảng 75-80% số bệnh nhân bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng.

Bác sĩ Cấp cho biết, những người cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika trước hết là người bệnh cư trú hoặc đi du lịch tới khu có lưu hành dịch Zika trong vòng hai tuần trước khi khởi phát bệnh và có ít nhất 2 trong số các triệu chứng lâm sàng.

Một số biểu hiện ban đầu để nhận biết Zika:

- Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.

- Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược.

- Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.

Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân nghi ngờ, có các xét nghiệm khẳng định căn nguyên như RT-PCR Zika virus dương tính, hay phản ứng huyết thanh (IgM) dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp từ 4 lần trở lên so với hiệu giá kháng thể trung hòa virus Dengue tại cùng thời điểm.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do muỗi Aedes truyền. Ngoài ra bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con.

Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định tình hình dịch bệnh do virus Zika hiện nay là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do có sự quan ngại về mối liên quan giữa nhiễm virus Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh.

Trước những thắc mắc trên, phó giáo sư Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, hiện với các trường hợp cần lấy mẫu giám sát ngoài cộng đồng, ngành y tế đang thực hiện miễn phí. Còn người dân không có yếu tố dịch tễ, không có biểu hiện bệnh mà đi xét nghiệm sẽ được tư vấn. Riêng trong hệ thống bệnh viện, với bệnh nhân nghi ngờ, bác sỹ sẽ chỉ định xét nghiệm sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán chi phí xét nghiệm này.

“Tôi xin nhấn mạnh, không phải trường hợp nào cũng xét nghiệm mà phải có chỉ định, có triệu chứng biểu hiện như sốt, phát ban, nổi mẩn đỏ, viêm kết mạc, ở trong vùng dịch tễ nguy cơ cao như vùng nhiều khách du lịch nước ngoài… Việc chỉ định lấy mẫu xét nghiệm do cơ quan y tế chỉ định và sẽ ưu tiên vùng lưu hành mật độ muỗi cao do loại muỗi truyền sốt xuất huyết cũng là loại muỗi truyền virus Zika.

Đối tượng nào dễ mắc virus Zika?

Theo TS. Masaya Kato - đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại đối với y tế cộng đồng không phải do tốc độ lây lan của virus mà do các biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Đối với trẻ sơ sinh, cụ thể là gây teo não và hội chứng Guillain-Barré, một loại rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân.

Do đó, phụ nữ có thai, đang có ý định và có nguy cơ mang thai là những đối tượng cần cẩn trọng nhất.

Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.

Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.

Đối với phụ nữ mang thai

Phó giáo sư Trần Danh Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho hay, việc giám sát, phát hiện virus Zika với phụ nữ mang thai không có gì phức tạp.

“Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến cáo khám thai thông thường. Riêng phụ nữ có thai mà nhiễm zika dương tính thì theo dõi chặt 2 tuần/lần bằng siêu âm đo kích thước chu vi đầu, đánh giá tốc độ phát triển để phát hiện,” bác sỹ Cường nhấn mạnh.

Cũng theo bác sỹ Cường, hiện nay siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán phổ cập, đơn giản. Tại các tuyến xã, huyện đều đã được trang bị máy siêu âm. Các bác sỹ các tuyến từ Bắc, Trung, Nam đã được tập huấn về kỹ thuật phát hiện hội chứng đầu nhỏ bằng siêu âm.

Cách phòng bệnh

Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên cách duy nhất chủ yếu là hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika. Các cá nhân trong vùng dịch áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp như phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng).

Bộ Y tế không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương. Tuy nhiên, người đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh, cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.

Đặc biệt, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện một số biện pháp như: Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền virus Zika và khám thai định kỳ.

Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.

Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch hoặc/và đi về từ vùng có dịch nếu có triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịchmà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika.

Đối với trường hợp vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai.

Người từ vùng dịch trở về cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong quá trình mang thai để tránh lây truyền virus Zika cho mẹ và con.

Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diện muỗi như: Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng. Đậy kín các chum, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy, vợt,...

Thông tin chi tiết về bệnh do virus Zika người dân có thể gọi điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế: 0989.671. 115.

Nha Trang

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.