Những điểm nổi bật trong chính sách thương mại mới của Mỹ với Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ông Joe Biden sẽ giữ nguyên hầu hết các chính sách thương mại với Trung Quốc của người tiền nhiệm Donald Trump, ngoại trừ một số điểm cần phải thay đổi.
(Ảnh minh hoạ: Industry Week)
(Ảnh minh hoạ: Industry Week)

Ngày 4/10, bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Mỹ, đã công bố chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với Trung Quốc, thoả mãn sự mong chờ của các doanh nghiệp cũng như những người làm việc về chính sách đối ngoại tại Mỹ.

Không có nhiều đổi mới

Theo bà Katherine Tai, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ giữ nguyên hầu hết các chính sách thương mại với Trung Quốc của người tiền nhiệm Donald Trump. Cụ thể, các mức thuế đối với hơn 2/3 hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vẫn được áp dụng, mặc dù sẽ có một số loại hàng hoá được loại bỏ khỏi danh sách.

Chính quyền ông Biden cũng sẽ sử dụng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1, được ký kết dưới thời ông Trump, để làm tiền đề cho các cuộc đối thoại trong tương lai với Trung Quốc.

Trong bài phát biểu của mình, bà Katherine Tai đã chỉ ra những nhược điểm của chính sách thương mại cũ với Trung Quốc, như làm ngành công nghiệp thép và sản xuất pin mặt trời của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Bà Tai cũng cho rằng, hệ thống giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã không giải quyết được những thách thức do mô hình kinh tế tập trung vào nhà nước của Trung Quốc gây ra.

Những điểm nổi bật trong chính sách thương mại mới của Mỹ với Trung Quốc ảnh 1

Bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Mỹ, công bố chính sách thương mại mới của Mỹ với Trung Quốc hôm 4/10. (Ảnh: Bloomberg)

Tuy nhiên, bà Tai từ chối quan điểm “tách rời” khỏi Trung Quốc, nói rằng Mỹ hy vọng sẽ tái cân bằng mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, và mục tiêu của họ là “không làm gia tăng căng thẳng thương mại” với Bắc Kinh.

Điểm khác biệt đáng chú ý nhất của chính sách thương mại mới, là việc tập trung vào giải quyết hai vấn đề: tình trạng tồn hàng Trung Quốc và các khoản trợ cấp cho người Trung. Đó là các vấn đề mà chính quyền ông Trump đã nhận ra nhưng không giải quyết trong thỏa thuận giai đoạn 1. Việc tập trung vào các khoản trợ cấp cho thấy Mỹ sẽ rất để ý tới các hoạt động thương mại phi thị trường của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, bà Katherine Tai còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng và các chương trình nghiên cứu & phát triển của Mỹ. Theo bà Tai, những khoản đầu tư đó sẽ nâng cao vị thế của Mỹ trên bàn đàm phán.

Mỹ cũng rất quan tâm tới việc hợp tác với các nước đồng minh, đặc biệt là EU. Trước đó, Washington đã nỗ lực xoa dịu những căng thẳng xuyên Đại Tây Dương, bằng cách giải quyết tranh chấp thương mại về trợ cấp máy bay và thành lập Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ-EU.

Tuy nhiên, bà Katherine Tai không giải thích các khoản đầu tư và liên kết đa phương trên sẽ giải quyết các vấn đề thương mại liên quan tới Trung Quốc như thế nào.Trả lời về vai trò của Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO), Bà Tai cho biết Mỹ coi trọng cam kết với tổ chức này, nhưng không coi WTO là công cụ phù hợp để giải quyết các vấn đề thương mại của Mỹ và Trung Quốc - một quan điểm giống với chính quyền ông Donald Trump.

Những điểm nổi bật trong chính sách thương mại mới của Mỹ với Trung Quốc ảnh 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, ngày 21/1/2020. (Nguồn: AP)

Những thách thức nếu Mỹ không thay đổi

Bất chấp sự nhấn mạnh của bà Katherine Tai về hợp tác đa phương, nhiều khả năng Mỹ vẫn sẽ không chủ động phát triển các mối quan hệ kinh tế với những đồng minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, hoặc khu vực khác. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Washington sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ký thỏa thuận thương mại mới với Đài Loan, hoặc mở rộng thỏa thuận thương mại kỹ thuật số với Nhật Bản thành một hiệp ước mang tầm khu vực.

Mỹ có thể vẫn đang triển khai những thoả thuận trên. Nhưng việc ngần ngại công khai chúng sẽ gây bất lợi cho các đối tác của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thời gian qua, họ đã chứng kiến Trung Quốc đóng vai chính trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), cùng việc nộp đơn xin gia nhập CPTPP.

Ngoài ra, việc không coi trọng vai trò của WTO trong giải quyết các vấn đề của thương mại Mỹ-Trung cũng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho Mỹ. Washington sẽ đánh mất cơ hội xây dựng một liên minh, gồm các nước cùng chia sẻ mối quan tâm về Trung Quốc, nếu tiếp tục "lạnh lùng" với WTO.

Theo Council on Foreign Relations
TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.