Mỹ và các đồng minh chưa thể áp đảo Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mang lại nhiều lợi ích về quân sự cho Mỹ và các đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương, nhưng để áp đảo Trung Quốc là một nhiệm vụ quá sức với thoả thuận AUKUS.
(Ảnh minh hoạ: Financial Times)
(Ảnh minh hoạ: Financial Times)

Hơn một thập kỷ qua, Washington đã phải vật lộn cùng cuộc cạnh tranh với Trung Quốc - để tranh giành quyền thống trị về quân sự và chính trị. Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn đang làm việc chăm chỉ để thực hiện chính sách xoay trục sang châu Á mà hai người tiền nhiệm của ông là Barack Obama và Donald Trump chưa thể thành công.

Thoả thuận quốc phòng AUKUS mà Mỹ mới ký với Anh và Úc trong tháng này là một bước quan trọng để biến ước mơ đó thành hiện thực. AUKUS hứa hẹn sẽ mang tới các khí tài quân sự tiên tiến ở châu Á, và vạch ra ranh giới rõ ràng hơn giữa những nước về phe Trung Quốc và những nước chống lại Trung Quốc.

Nhưng AUKUS cũng phản ánh một số vấn đề của cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc. AUKUS có thể giải quyết các thách thức an ninh do Trung Quốc đặt ra không, hay có xứng đáng với chi phí bỏ ra không, vẫn là những câu hỏi chưa thể trả lời.

(Minh hoạ: New York Times)

Khó lật ngược thế cờ tại châu Á - Thái Bình Dương

Mặc dù tạo ra một liên minh thống nhất để thách thức Trung Quốc, AUKUS cũng làm một đồng minh quan trọng của Mỹ là Pháp tức giận, và khiến một số quốc gia Đông Nam Á lo lắng. AUKUS phản ứng với việc Trung Quốc tăng cường quân sự, nhưng không có một biện pháp răn đe mạnh mẽ nào để làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Có thể lấy Đài Loan - trường hợp được coi là thử thách khó nhằn nhất từ Trung Quốc với Mỹ, làm ví dụ. Viễn cảnh về một cuộc tấn công của Trung Quốc vào hòn đảo này đang khiến các tướng lĩnh và các nhà hoạch định chính sách bận tâm. Lo ngại về nguy cơ của một cuộc chiến tranh, Lầu Năm Góc đang thúc đẩy ngân sách và những kế hoạch quân sự. Tuy nhiên, Washington đang gặp bất lợi trong cuộc đối đầu này.

Theo các chuyên gia, sự ráo riết chuẩn bị về quân sự của Trung Quốc trong thời gian qua thể hiện tham vọng giành quyền kiểm soát Đài Loan của Bắc Kinh. Khoảng cách hàng nghìn dặm giữa Mỹ và Đài Loan rõ ràng là một bất lợi lớn, nếu so sánh với khoảng cách 100 dặm của hòn đảo và Trung Quốc. Máy bay chiến đấu Mỹ sẽ không thể áp đảo máy bay chiến đấu và hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc. Bên cạnh đó, lực lượng tàu chiến của các nước đồng minh Mỹ quá ít, và quá dễ bị tên lửa Trung Quốc tấn công.

 Mỹ và các đồng minh chưa thể áp đảo Trung Quốc ảnh 1

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận ngoài khơi Đài Loan hôm 5/4 (Ảnh: SCMP).

Thoả thuận AUKUS không thể giải quyết những vấn đề trên. Và cũng sẽ rất lâu để Mỹ và đồng minh xoay chuyển tình thế, nếu họ có thể. Sẽ mất ít nhất một thập kỷ trước khi chiếc tàu ngầm mới đầu tiên của Úc được đưa ra biển. Trong khi đó, theo tình báo Hải quân Mỹ, Trung Quốc sẽ có thêm 6 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân vào năm 2030. Không chỉ vậy, Bắc Kinh còn đang mở rộng các cơ sở sản xuất và chế tạo thêm các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel-điện.

Tất nhiên, Mỹ và đồng minh sẽ không bao giờ từ bỏ Đài Loan. Nhưng họ sẽ không thể trông chờ vào việc áp đảo Trung Quốc bằng hoả lực vượt trội, để bảo vệ Đài Loan. Cả tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom của Mỹ bay từ miền bắc Australia đều không có khả năng tạo ra bất ngờ. Do đó, rất khó để AUKUS giúp Mỹ, Úc và Anh lật ngược thế cờ tại châu Á - Thái Bình Dương.

Tóm lại, các sáng kiến như AUKUS cung cấp những cách hữu hình để chống lại hoặc làm khó các hoạt động quân sự của Trung Quốc, nhưng không giúp Mỹ và các đồng minh đạt được mục tiêu cuối cùng.

Gây ra nhiều thiệt hại đáng kể

Một nhược điểm khác của AUKUS đến từ chính những người tạo ra thoả thuận này: chính quyền các nước tham gia đang coi thường những cái giá phải trả.

Thứ nhất, AUKUS gây ra thiệt hại đáng kể về ngoại giao vào thời điểm Mỹ đang rất cần sự tín nhiệm của các đồng minh, đặc biệt với Pháp. Paris coi AUKUS là “con dao đâm sau lưng”, vì Canberra đã rút khỏi thỏa thuận năm 2016 trị giá 66 tỷ USD để mua tàu ngầm diesel-điện của Pháp mà không nói một lời. Điều này sẽ gây ra những xích mích không cần thiết giữa Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và khiến việc hợp tác với Pháp về vấn đề Trung Quốc khó khăn hơn với Mỹ.

 Mỹ và các đồng minh chưa thể áp đảo Trung Quốc ảnh 2

Tàu ngầm Suffren thuộc lớp Barracuda của Pháp chạy thử hồi tháng 10/2020. Ảnh: Hải quân Pháp.

Thứ hai, AUKUS cho thấy nhóm "tứ giác an ninh" (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc sẵn sàng phối hợp trong các vấn đề về y tế và quân sự. Nhưng dường như QUAD không muốn hoặc không thể đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Trong cuộc họp của "Bộ tứ" tuần trước tại Nhà Trắng, cả 4 nước đã không thể đưa ra những sự trợ giúp cụ thể cho các nước châu Á đang đối mặt với sự can thiệp từ Trung Quốc.

Ngoài ra, một số nước châu Á như Indonesia và Malaysia lo lắng rằng AUKUS sẽ làm họ bị mắc kẹt trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các cường quốc. Vì vậy, có thể họ sẽ không muốn hợp tác với Mỹ trong tương lai, để tránh làm phật lòng Trung Quốc.

Hơn nữa, với việc chia sẻ và phát triển công nghệ hạt nhân, AUKUS sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho những nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân. Thủ tướng Úc Scott Morrison từng khẳng định rằng tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân của nước này không hề mang vũ khí hạt nhân. Nhưng AUKUS rất có thể sẽ là tiền lệ để các quốc gia khác khai thác lỗ hổng trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NTP), để sử dụng công nghệ hạt nhân cho lực lượng hải quân.

 Mỹ và các đồng minh chưa thể áp đảo Trung Quốc ảnh 3
Lãnh đạo nhóm Bộ tứ kim cương họp tại Nhà Trắng ngày 24/9 (Ảnh: Reuters)

Cần làm gì để AUKUS phát huy hiệu quả?

Khi Mỹ, Anh và Úc đưa ra các chi tiết của AUKUS trong 18 tháng tới, họ cần xem xét một số điều chỉnh để phát huy sự hiệu quả của thỏa thuận này, theo Adam Mount - chuyên gia về chiến lược hạt nhân tại Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ và Van Jackson - cựu quan chức Lầu Năm Góc, chuyên gia về an ninh châu Á và chính sách đối ngoại của Mỹ.

Đầu tiên, Úc nên cam kết không làm giàu uranium hoặc tái chế nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân.

Thứ hai, 3 nước tham gia AUKUS nên xem xét việc đưa Pháp vào thỏa thuận, để sử dụng những lò phản ứng hạt nhân của họ - được coi là ít rủi ro hơn so với các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ hoặc Anh.

Thứ ba, Mỹ cũng cần đảm bảo AUKUS sẽ không tạo ra vấn đề với Hàn Quốc, một đồng minh khác đang phát triển các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Thứ tư, Chính quyền ông Biden cần đảm bảo rằng, AUKUS sẽ xây dựng những chiến lược tốt, không sử dụng vũ khí hạt nhân, và tránh gây thêm xích mích với những đồng minh khác.

Thứ năm, nếu muốn vượt trội Trung Quốc về sức mạnh quân sự, ba nước AUKUS cần đầu tư vào những vũ khí hiệu quả hơn, như hệ thống phòng không tầm xa và tên lửa chống hạm. Họ cũng nên nhận thức được rằng, ngoài quân sự, kinh tế và ngoại giao cũng là những "mặt trận" có thể gây sức ép với Trung Quốc.

Theo New York Times
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.