Nguy cơ bùng nổ chiến tranh Mỹ-Trung tại eo biển Đài Loan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vấn đề Đài Loan đang trở thành tâm điểm của những bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc, và có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến có khả năng tái định hình trật tự khu vực.
Tàu sân bay USS Nimitz của Hải quân Mỹ. (Ảnh: The Economic Times)
Tàu sân bay USS Nimitz của Hải quân Mỹ. (Ảnh: The Economic Times)

Vòng xoáy xung đột đang hình thành

Từ ngày 1-5/10 vừa qua, Trung Quốc đã gia tăng sức ép quân sự lên Đài Loan bằng cách điều 150 máy bay quân sự tới vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của bán đảo này - con số cao nhất từ trước đến nay. Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc rằng “hoạt động quân sự khiêu khích” của họ sẽ làm suy yếu “hòa bình và ổn định của khu vực”.

Đài Loan đang trở thành trung tâm của mối bất hoà giữa Trung Quốc và Mỹ, và có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến có khả năng tái định hình trật tự khu vực.

Theo Danny Russel, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ, việc một trong hai bên vượt quá lằn ranh đỏ là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Evan Medeiros, người từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Obama, cũng có cùng quan điểm: “Vấn đề Đài Loan sẽ trở thành trung tâm trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Nguy cơ bùng nổ chiến tranh Mỹ-Trung tại eo biển Đài Loan ảnh 1
Tiêm kích J-16 của không quân Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)

Theo New York Times, Mỹ vẫn đang tự tin vào khả năng kiềm chế tham vọng thống nhất Đài Loan của Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh tự tin rằng, ưu thế quân sự mà Washington nắm giữ bấy lâu nay trước Bắc Kinh vẫn là chưa đủ để ngăn cản họ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện đang nắm trong tay lực lượng quân đội được cho là mạnh nhất trong lịch sử đất nước. Lần đầu tiên, Trung Quốc tuyên bố sẽ dùng vũ lực để sát nhập Đài Loan vào lãnh thổ một cách đầy tự tin. Mặc dù này 9/10 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã "hạ giọng" khi cam kết sẽ thống nhất Đài Loan bằng phương thức hoà bình, nhưng không khó để nhận ra thái độ cứng rắng trong tuyên bố của ông: “Không ai được đánh giá thấp quyết tâm kiên cường, ý chí kiên định và khả năng mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

Không chỉ vậy, giới lãnh đạo Trung Quốc còn tự tin rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm. Những bất ổn chính trị, cụ thể là sự phân cực ngày càng rõ rệt trong chính trường và việc phải vật lộn với đại dịch COVID-19 của Washington đã củng cố quan điểm trên. Mỹ có thể sẽ không mạo hiểm nguồn lực của mình vào vấn đề Đài Loan, nếu chưa thể giải quyết những khó khăn trong nước.

"Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan đang bị cuốn vào một vòng xoáy luẩn quẩn, có khả năng hình thành một cuộc xung đột," Jia Qingguo, Giáo sư về Quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, cho biết.

Sứ mệnh lịch sử của Bắc Kinh

Hai ngày sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan, hải quân Trung Quốc đã tập trận tên lửa tại vùng biển phía Nam Đài Loan để phô diễn sức mạnh quân sự. Trong quá khứ, Bắc Kinh luôn phủ nhận mọi cáo buộc rằng mục đích những cuộc tập trận là để dằn mặt đối thủ. Nhưng lần này, chính phủ Trung Quốc đã không ngần ngại cảnh báo rằng Mỹ "đừng đùa với lửa trong vấn đề Đài Loan.”

Một số chuyên gia dự đoán, trong vòng 1 thập kỷ tới, chính quyền ông Tập sẽ thực hiện chiến dịch thống nhất Đài Loan. Tất cả lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc từ thời ông Mao Trạch Đông đều cam kết sẽ sát nhập Đài Loan với đại lục. Nhưng chỉ có ông Tập Cận Bình nắm đủ quyền lực và sức mạnh để sử dụng vũ lực, dù điều này sẽ khiến Bắc Kinh phải chịu những tổn thất không nhỏ về người, kinh tế và quan hệ quốc tế. Nếu thành công, đây có thể sẽ là một trong những viên kim cương sáng nhất trên chiếc vương miện quyền lực của ông Tập Cận Bình.

Nguy cơ bùng nổ chiến tranh Mỹ-Trung tại eo biển Đài Loan ảnh 2

Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc tập trận bắn đạn thật vào đầu năm nay. (Ảnh: AP)

"Ngay cả những người ôn hòa ở Trung Quốc cũng đang kêu gọi sử dụng vũ lực để sát nhập Đài Loan. Theo tôi, đó chắc chắn sẽ là lựa chọn của Bắc Kinh trong tương lai," Oriana Skylar Mastro, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli của Đại học Stanford cho biết.

Quân đội Trung Quốc đã từng khá lép vế trước quân đội Mỹ. Năm 1996, Washington đã điều 2 tàu sân bay tới eo biển Đài Loan để "dằn mặt" Bắc Kinh, sau khi Bắc Kinh phóng tên lửa trong khu vực gần hòn đảo. Bắc Kinh đã phải chấp nhận lùi bước trước sức mạnh quân sự vượt trội của Washington.

Nhưng kể từ đó đến nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đã liên tục dồn tiền tấn để phát triển quân đội. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức lại quân đội, nâng tầm sức mạnh của hải quân và không quân. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chỉ trong một thập kỷ, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 76%, đạt mức 252 tỷ USD vào năm 2020 (con số này của Mỹ là 778 tỷ USD).

Năm ngoái, quân đội Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận mô phỏng việc phong tỏa eo biển Đài Loan khỏi các lực lượng bên ngoài, chứng minh điều không tưởng năm 1996 hiện giờ đã nằm trong tầm tay.

Nguy cơ bùng nổ chiến tranh Mỹ-Trung tại eo biển Đài Loan ảnh 3

Khu vực eo biển Đài Loan, với thành phố Hạ Môn (Trung Quốc) ở phía sau và các đảo của huyện Kim Môn (Trung Quốc) ở phía trước. (Ảnh: Getty Images)

Chỉ còn là vấn đề thời gian?

Theo những đánh giá hàng năm của Lầu Năm Góc, quân đội Trung Quốc đã phát triển từ một lực lượng lớn nhưng không sắc bén thành một đối thủ xứng tầm với Mỹ. Thậm chí, Trung Quốc còn có thể vượt mặt Mỹ trong một số lĩnh vực, bao gồm đóng tàu, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các hệ thống phòng không tích hợp. Đó đều là những yếu tố quan trọng của bất kỳ cuộc chiến tranh nào tại eo biển Đài Loan.

"Trung Quốc đang tăng tốc để hất cẳng Mỹ khỏi khu vực càng sớm càng tốt," Đô đốc Philip S. Davidson, chỉ huy của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ cho biết, "họ có những tham vọng lớn, và thống nhất Đài Loan là một trong số đó."

Dự đoán này làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận rằng, Mỹ nên làm gì để đối phó. New York Times cho biết, một số người cho rằng cần có những đảm bảo an ninh rõ ràng cho Đài Loan. Một số ý kiến khác kêu gọi Mỹ xây dựng lực lượng quân sự xung quanh Trung Quốc, và giúp Đài Loan làm điều tương tự.

“Đó chỉ là vấn đề thời gian,” Chuẩn Đô đốc Michael Studeman, Giám đốc Tình báo của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhận xét về khả năng xảy ra xung đột vũ trang trong vấn đề Đài Loan.

Nước Mỹ dưới thời ông Biden đang tiếp tục tăng cường hỗ trợ Đài Loan, như ông Trump đã từng làm. Trong 8 tháng đầu năm nay, các tàu chiến Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan 8 lần. Từ năm ngoái, lực lượng thủy quân lục chiến và lực lượng lục quân Mỹ đã tiến hành các buổi huấn luyện với quân đội Đài Loan. Bên cạnh đó, Nhà Trắng đã phê duyệt một thương vụ bán vũ khí với Đài Loan với trị giá khoảng 750 triệu USD. Chính quyền ông Biden cũng liên tiếp đưa ra các tuyên bố ủng hộ Đài Loan và chỉ trích Trung Quốc trong các hội nghị thượng đỉnh quốc tế, trong đó có hội nghị G7.

Nguy cơ bùng nổ chiến tranh Mỹ-Trung tại eo biển Đài Loan ảnh 4

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Kidd và tàu tuần duyên Munro của Hải quân Mỹ tại eo biển Đài Loan ngày 27/8/2021. (Ảnh: Reuters)

Phía Đài Loan dường như vẫn chưa sẵn sàng cho bất cứ cuộc chiến nào. Họ đang phải vật lộn để duy trì một lực lượng quân đội chuyên nghiệp, sau khi giới lãnh đạo loại bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với hầu hết nam thanh niên. Sức mạnh quân sự của hòn đảo cũng đang sụt giảm nghiêm trọng sau hàng loạt vụ tai nạn, đặc biệt là vụ rơi máy bay trực thăng khiến Chỉ huy Lực lượng vũ trang Đài Loan thiệt mạng.

Theo Chang Yan-ting, cựu Phó tư lệnh Lực lượng không quân Đài Loan, những thập kỷ thịnh vượng đã khiến số đông cảm thấy hòn đảo không cần phải duy trì tình trạng báo động quân sự ở mức cao.

"Công tác huấn luyện binh sĩ tại Đài Loan không còn được chú trọng như trước," ông Chang Yan-ting nói.

Trong khi đó, đánh giá nội bộ về quân đội Trung Quốc của cơ quan phòng vệ Đài Loan cho thấy, Bắc Kinh đã có thể làm tê liệt thông tin liên lạc xung quanh hòn đảo. Điều này có thể gây cản trở cho sự tiếp viện của Mỹ.

Nguy cơ bùng nổ chiến tranh Mỹ-Trung tại eo biển Đài Loan ảnh 5

Một chiếc máy bay chiến đấu của Đài Loan trong cuộc tập trận quân sự của hòn đảo hồi tháng trước. (Ảnh: New York Times)

Tuy nhiên, một số ý kiến chỉ ra rằng Mỹ chưa chắc đã muốn nhúng tay quá sâu vào vấn đề Đài Loan. "Tôi không chắc liệu Mỹ có sẵn sàng chấp nhận hy sinh binh sĩ để bảo vệ Đài Loan hay không,” Đô đốc Thomas C. Kinkaid, cựu chỉ huy Hạm đội 7 Hoa Kỳ cho biết.

Giới lãnh đạo của Trung Quốc và Mỹ vẫn đang cố gắng đàm phán, ngăn không cho xung đột quân sự bùng nổ. Ngày 6/10, Nhà Trắng cho biết hai siêu cường đã đạt được một thoả thuận về Đài Loan. Tổng thống Biden không nói chi tiết nội dung thoả thuận này. Nhưng một số chuyên gia dự đoán, ông Biden đang đề cập đến Đạo luật quan hệ Đài Loan được quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1979. Đạo luật nhằm duy trì các mối quan hệ văn hóa, thương mại và những mối quan hệ không chính thức khác giữa Mỹ và Đài Loan, sau khi Mỹ chuyển công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh.

Ngày 7/10, Nhà Trắng cũng thông báo rằng ông Biden và ông Tập Cận Bình sẽ tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến vào cuối năm nay.

Theo New York Times
TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.