Những điều 'nằm lòng' khi dùng đũa để không gây hại cho sức khỏe

Đũa là vật dụng không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng đũa ăn để không gây hại cho sức khỏe.
Những điều 'nằm lòng' khi dùng đũa để không gây hại cho sức khỏe

Điều phải biết khi dùng đũa để không gây hại cho cả nhà, các bạn hãy lưu ý ngay trước khi quá muộn!

Không nên dùng đũa màu sắc

Theo các chuyên gia hoá học, người sử dụng đũa không đúng cách màu sắc rất dễ nhiễm độc do lớp sơn trên đũa bị phân huỷ cùng với thức ăn. Bởi vì lớp sơn màu sắc trên những đôi đua dễ bị phôi ra trong một điều kiện nhất định hay nhiệt độ nào đó, nhất là được dùng trong thực phẩm. Những loại hóa chất tạo màu hay tạo độ bóng có hại cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là đối với dạ dày.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng các loại đũa làm bằng gỗ được phủ sơn bóng vì trong sơn có chứa các kim loại nặng tạo màu gây đột biến nhiễm sắc thể, ung thư. Ngoài ra, các loại đũa nhựa cũng không nên dùng vì khi dùng để gắp thức ăn nóng sẽ giải phóng chất hóa học gây hại cho sức khỏe và cũng có thể bị biến dạng vì nhựa rất mềm.

Không dùng quá lâu

Đũa dùng quá lâu sẽ dẫn tới ung thư gan Nếu dùng đũa không đúng cách quá thời gian cho phép có thể sinh sản ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa. Nặng thì bị ung thư do trong đũa mốc có sinh sản ra “aflatoxin”, chất này đã được xác nhận có thể gây ung thư gan. Dùng đũa quá lâu khiến lượng nước trong đũa quá cao. Bởi vì đo đũa được tái sử dụng nhiều lần, rửa nước nhiều lần, rất dễ trở thành nơi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển như vi khuẩn tụ cầu vàng, E.coli… Cất đũa trong tủ bếp quá lâu có thể khiến nguy cơ biến chất đũa tăng gấp 5 lần.

Thông thường các loại đũa được làm từ đũa tre, gỗ có hạn sử dụng là 3-6 tháng/lần. Do đó, bạn nên thường xuyên thay đũa và lựa chọn những loại đũa không rõ nguồn gốc để không gây nguy hại đến sức khỏe.

Những điều 'nằm lòng' khi dùng đũa để không gây hại cho sức khỏe ảnh 1

Không nên dùng đũa gắp thức ăn cho người khác

Có một thực trạng bạn thường thấy trong bữa ăn của người Việt là mọi người dùng đũa đang ăn gắp thức ăn cho những người ngồi cùng bàn.

Thực tế, việc gắp thức ăn cho người cùng bàn nhiều là điều không nên. Cho dù đó là thói quen khó bỏ, hay sự tôn trọng, yêu thương người ngồi cùng mâm đi chăng nữa thì vẫn nên bỏ. Bởi vì đằng sau nó ẩn chứa nhiều lý do sức khỏe, có thể đe dọa sức khỏe con người.

Theo Tuổi Trẻ từng tổng hợp trước đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ ước tính mỗi năm có một trong sáu người (48 triệu người) bị bệnh, 128.000 người nhập viện và 3.000 người chết vì các bệnh lan truyền từ ăn uống.

Cũng theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virút gây viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, một người lành ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh (phân của người bệnh) sẽ mắc bệnh viêm gan A. Virút cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người nhiễm, nhưng khả năng ít hơn nhiều.

Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng. Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống.

Do đó, để tránh lây nhiễm cần ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như: uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh... Có thể kết luận rằng, dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người khác là thiếu vệ sinh và có khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm.

Không dùng đũa để chuyển màu

Ngay cả khi đũa ăn hàng ngày vẫn còn tốt nhưng nếu đũa đã chuyển sang màu đậm hoặc nhạt dần. Bởi sau một thời gian sử dụng thì nên thay đũa mới vì mức độ an toàn của đũa đã giảm.

Không dùng đũa đã nấm mốc

Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Bởi nếu tiếc của dùng thì sẽ có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Không dùng đũa ngửi có mùi hắc

Nên chọn những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên. Sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đữa thoáng khí, bảo quản khô ráo.
Đối với việc sử dụng đũa dùng 1 lần. Nếu bóc lớp nilong ngửi thấy mùi hắc là SO2 đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng.

Đũa mới mua phải được rửa sạch trước khi dùng

Trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hay một chất hóa học nào đó. Đũa mới mua trước tiên phải rửa sạch bằng nước, luộc trong nước nóng trong nửa giờ, phơi khô rồi mới đem ra sử dụng.

Vân Trang

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.