Những điều thú vị ít người biết đến về Tết Đoan Ngọ

(Ngày Nay) - Trong văn hóa dân gian Phương Đông, Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) đã tồn tại từ lâu và có ảnh hưởng đến sinh hoạt, phong tục của người dân các quốc gia này, trong đó có Việt Nam. 
Một số món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan ngọ.
Một số món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan ngọ.

Sự tích và phong tục Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc.

Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Theo triết lý y học Đông Phương, hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan Ngọ đều lên đến tột bậc.

Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng 5 được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được dân gian quan niệm là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ ngày này được gọi là "Tết giết sâu bọ" vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ là ngày tết giết sâu bọ trú ngụ trong cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể giết được chúng mà chỉ có đúng ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Hoa quả, rượu nếp cẩm, phải ăn vào sáng sớm 5/5 âm lịch, khi vừa ngủ dậy, chưa làm vệ sinh cá nhân.

Tết Đoan Ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo. Người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy mà phong tục Tết Đoan Ngọ hình thành.

Hiện ở một số làng quê, sau Tết Nguyên Đán, Tết giết sâu bọ là Tết sum họp đầm ấm và có nhiều tục lệ gắn kết đời sống người dân. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong mùa màng bội thu.

Dù xã hội phát triển, vận động, có thể nhiều gia đình cho rằng, để giết sâu bọ hay dịch bệnh phải bằng những cách khác mới hiệu quả. Tuy nhiên, bản chất sự hình thành những phong tục văn hóa là hướng về tổ tiên, gia đình, giáo dục lòng biết ơn, thể hiện lối sống trọng quan hệ và trọng tình cảm của người Việt Nam.

Tết Đoan ngọ ở một số quốc gia phương Đông

Tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, người dân cũng ăn mừng ngày Tết Đoan ngọ hàng năm nhưng với những ý nghĩa khác nhau.

Nhật Bản

Tết Đoan ngọ ở còn được coi là ngày lễ dành cho các bé trai. Vào dịp này, các gia đình thường treo cờ cá chép, tượng trưng cho sức khỏe và sự thông minh. Hình tượng cá chép cũng mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống. Người Nhật sẽ làm bánh mochi để cúng và ăn trong dịp lễ này.

Những điều thú vị ít người biết đến về Tết Đoan Ngọ ảnh 1

Cờ cá chép được treo trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản.

Trung Quốc

Tết Đoan ngọ ở đây còn được gọi là tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, ngày 5/5. Tết Trùng ngũ ở Trung Quốc thường được tổ chức khá long trọng với các cuộc đua thuyền rồng hoành tráng. Bên cạnh đó, cư dân địa phương còn tổ chức các hoạt động dân gian như làm túi thơm, làm đèn lồng và trang trí lại nhà cửa.

Hàn Quốc

Tết Đoan ngọ được gọi là Dano, là một trong 3 lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người dân nước này. Đây là dịp để mọi người dân xứ sở kim chi quây quần bên các giá trị truyền thống. Phụ nữ và trẻ em thường mặc bộ trang phục truyền thống, tắm gội bằng lá cây diên vĩ và chơi những trò chơi dân gian.

Các hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian Phương Đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phải chuẩn bị những gì cho đồ cúng Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Sáng sớm Tết Đoan Ngọ, người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thông thường, mọi người hay ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy.

Vào ngày này, người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng. Nhiều người còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương ven biển, người dân đi tắm biển đúng giờ Ngọ.

Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, khí dương mạnh nhất trong năm nên mọi người cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, lá dâu tằm và sả nấu nước xông để bớt bệnh.

Ngoài ra, có người còn tìm mua cành xương rồng để trong nhà với mục đích đuổi tà ma.

Những điều thú vị ít người biết đến về Tết Đoan Ngọ ảnh 2

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu với người dân Bắc Bộ, Trung bộ trong ngày Tết Đoan ngọ.

Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Theo truyền thống, mâm cỗ gồm các loại trái cây đúng mùa như vải, mận; bánh tro... Người miền Bắc thường thêm bát cơm rượu nếp cẩm hoặc cơm rượu nếp cái hoa vàng trên mâm cúng.

Đồ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác biệt đôi chút, tùy thuộc vào vùng miền. Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cúng thì người miền Nam lại có bánh ú, miền Trung lại không thể thiếu thịt vịt.

Mỗi món ăn, mỗi lễ vật có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ đều mang những ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Tuy nhiên, tất cả đều mang lòng thành kính, hướng tới tổ tiên.

Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng trên thực tế, Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa). Mâm lễ cúng sẽ gồm có:

- Hương, hoa, vàng mã.

- Nước.

- Rượu nếp.

- Xôi, chè.

- Bánh ú tro (hay bánh gio).

- Hoa quả gồm các loại quả mùa hè như: mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối... Trong đó, mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.