Niềm vui nhân đôi khi dân làng sắp có đường nhựa
Đây là khu làng người đồng bào Chơ-ro mà Ngày Nay đã nhiều phản ánh về bất ổn do một nhóm người lạ đến mua đất làm nhà ở gần người đồng bào. Họ hay gây chuyện đánh nhau với dân làng. Sau khi Trưởng ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai cùng Hội Chử Thập Đỏ đến thăm, UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh vào cuộc để ổn định cho cuộc sống của đồng bào.
Trước đó, Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã khởi tố vụ án gây thương tích cho những người dân địa phương. Các vụ đánh nhau có gây thương tích và hình ảnh từ camera của người dân ghi lại các đối tượng có liên quan. Những người gây rối đã bán nhà đi nơi khác nên trả lại sự bình yên cho dân làng.
Ngay sau giản cách vì dịch Covid 19, chính quyền huyện Trảng Bom đã khởi công làm đường thảm nhựa từ ấp Thuận An (Làng người Chơ-ro) nối với đường Nguyễn Hoàng (xã Sông Trầu). Bà Nguyễn Thị Liên cảm ơn Ngày Nay đưa thông tin để trả lai sự bình yên cho khu làng. Nay, chính quyền địa phương quan tâm làm đường nhựa cho dân làng đi nên niềm vui như được nhân đôi.
Ông Nguyễn Văn Hoằng, già làng của người đồng bào Chơ-ro nói, các vụ lộn xộn đánh nhau trước đây Công an đã đến điều tra và xử lý nên hiện nay cuộc sống người dân đã ổn định. Những người đó đến sống gần cứ ăn nhậu vào là gây chuyện đánh nhau với người dân Chơ-ro.
Họ đã bỏ đi nơi khác nên xóm làng đã bình yên; cũng nhờ đó mà chính quyền quan tâm đến làng hơn. Chúng tôi rất mừng vì đang được nhà nước làm con đường nhựa nên việc đi lại không còn khó khăn. Tuy nhiên, vì cuộc sống của dân làng còn rất khó khăn do phân chia địa giới hành chính rất bất cập.
Già làng và người dân vui mừng vì huyện đang làm đường nhựa vào làng. |
Về phát triển xây nhà, xóm làng an cư thì nhà cửa ở đây không thể xây dựng vì không thuộc quy hoạch đất ở cho đồng bào; để an cư người dân rất khó. Ngoài ra khi huyện Trảng Bom chuyển khu đất làng chúng tôi sang xã Sông Thao làm cho người dân rất khó khăn khi đến UBND xã”.
Tìm hiểu của Phóng viên, ấp Thuận An có khoảng 40 hộ dân sinh sống từ sau năm 1975 đến gần đây thuộc địa bàn xã Tây Hòa. Từ ấp Thuận An đến UBND xã Tây Hòa chỉ 5 km. Sau đó, khi nhà máy Xử lý rác thải Tài Tiến được xây dựng ngay bên cạnh làng Chơ-ro, huyện Trảng Bom lại chuyển vùng đất người dân ấp Thuận An sang thuộc quản lý của xã Sông Thao.
Bất cập trong việc quy hoạch
Từ ấp Thuận An đến UBND xã Sông Thao đường đi khó khăn vì có những đoạn phải đi theo đường vòng đến xã, xa hơn 10 km. Nếu con đường nhựa đang thi công hoàn tất, người dân muốn đến UBND xã phải ra đường Nguyễn Hoàng (xã Sông Trầu) rồi vòng về Sông Thao khoảng 15 km.
Ông Hoằng nói: “Chúng tôi họp với huyện nhiều lần xin chuyển về lại Tây Hòa nhưng không được lắng nghe. Ở đây có chuyện gì phải đến UBND xã Sông Thao rất xa; làng chúng tôi có chuyện gì Công An xã Sông Thao ở xa quá nên khó bảo đảm an ninh. Hiện nay hộ khẩu thì xã Tây Hoà quản lý mà thật tế cần giải quyết việc đất đai hay lý lịch thì đến xã Sông Thao”.
Già làng cho xem Sổ Họ khẩu do xã Tây Hòa cấp nhưng khu đất quản lý là xã Sông Thao. |
Người dân làng Chơ-ro ở đây không có một căn nhà xây cho tươm tất. Nhiều căn nhà chỉ vài miếng tôn che sơ sài nới rộng phần xây dựng 20 năm trước trong dự án Hỗ trợ cho người Dân tộc thiểu số xây nhà từ cuối thế kỷ trước. Già làng phân tích: “Theo quy hoạch nhà nước ở đây là quy hoạch đất nông nghiệp nên chúng tôi không thể chuyển đổi lên đất ở để xây nhà. Hiện nay, cò đất về đây mua đất rất nhiều nên tôi lo người đồng bào bán đất bỏ làng sẽ không còn đất sống”.
Khu làng có hơn 40 ngôi nhà, mỗi nhà chỉ hơn 30 m2 phơi ra những hàng gạch đỏ chót. Nhiều căn được nới rộng bằng tôn hay ván. Có khoảng 5 căn nhà đang đập bỏ vì người dân bán cho các nhà đầu tư bất động sản với giá rẻ.
Trao đổi với Lãnh đạo huyện Trảng Bom về việc quy hoạch đất tại khu dân làng đang sống, ông Lê Ngọc Tiên, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, chúng tôi sẽ xem xét lại việc quy hoạch này và nếu đúng nhu cầu của người dân thì sẽ kiến nghị đưa vào quy hoạch đất ở trong đợt tới. Việc quy hoạch đất giai đoạn 2020 – 2030 của các huyện trong tỉnh Đồng Nai đã được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đầu tháng 12/2021 nên để đưa vào quy hoạch đất ở như ông Tiên nói thì rất khó.
Trong lúc đi cùng già làng thăm các gia đình người Chơ-ro, nhìn thấy cuộc sống khó khăn của đồng bào, chúng tôi kêu gọi sự giúp đỡ của một số người dân. Tổng số tiền quyên góp giúp đỡ đồng bào đã hơn 50 triệu đồng. Số tiền trên sẽ được trao cho bà con để làm quà Tết. Phần còn lại, làm chi phí để an táng cho thanh niên vừa qua đời nhưng có tiền để mua quan tài.