Những đợt nắng nóng đi vào lịch sử

[Ngày Nay] - Kể từ năm 1880, nhiệt độ trái đất tăng lên ổn định suốt 40 năm, nhưng trong thập kỷ qua, nhiệt độ đã tăng vọt - đó là kết quả nghiên cứu dựa trên 131 năm dữ liệu nhiệt độ hàng tháng do NASA theo dõi. Những con số đáng lo ngại này chưa bao gồm nhiệt độ tăng kỷ lục gần đây và hỏa hoạn kinh hoàng ở Úc.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thủ phạm mang tên “sóng nhiệt”

Sóng nhiệt là khoảng thời gian kéo dài của hiện tượng thời tiết nóng bất thường, thường kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần. Sóng nhiệt dài nhất được ghi lại kéo dài trong 160 ngày ở Marble Bar -  Úc.

Sóng nhiệt bắt đầu được quan tâm ở một số nước: Mỹ, Cannada, các nước châu Âu khi nó trở thành một nguyên nhân chính của những rủi ro về sức khỏe, môi trường... Khoa học đã nhận thấy, sóng nhiệt ở Chicago (Mỹ) năm 1995 làm 600 trường hợp tử vong; sóng nhiệt ở châu Âu năm 2003 làm 50.000 người tử vong. Ở Mỹ, sóng nhiệt gây tử vong cao hơn các thiên tai khác như bão, lốc xoáy, động đất...

Không có định nghĩa trực tiếp và cụ thể nào về sóng nhiệt vì nó chỉ có thể so sánh với nhiệt độ bình thường mà vị trí đó trải qua. Sóng nhiệt xuất hiện phổ biến trên toàn cầu và gây ra bởi hệ thống áp suất cao. Cụ thể, trong một khu vực có áp suất cao, mây che phủ bị hạn chế, mặt trời chiếu liên tục suốt cả ngày gây ra nhiệt độ cao hơn ngày bình thường. Thông thường các hình thái thời tiết như mưa và gió sẽ tiêu tan nhiệt này, tuy nhiên áp suất cao khiến nó không tan được.

Trong sóng nhiệt ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, khi không khí vẫn còn tĩnh, tất cả các hóa chất được bơm vào nó thông qua các hoạt động công nghiệp và đốt nhiên liệu hóa thạch. Các phản ứng sau đó dưới tác động của ánh sáng mặt trời và nước trong không khí sẽ tạo ra khói.

Những đợt nắng nóng đi vào lịch sử ảnh 1

Sương mù chính là một hỗn hợp chết người của khói và sương mù. Khi sóng nhiệt giới hạn dòng đối lưu thẳng đứng, sương mù vẫn còn lẩn quất xung quanh mặt đất và trở thành tác nhân gây chết người ở nhiều thành phố, quốc gia trên thế giới.

Sóng nhiệt cũng có thể do gió sa mạc gây ra. Chúng có thể thổi không khí ấm nóng vào các khu vực đông dân cư. Khi khu vực đó không thể giảm nhiệt độ một cách tự nhiên, tất yếu nó sẽ trải qua một đợt nóng khủng khiếp.

Nói một cách đơn giản, sóng nhiệt sinh ra là do một khu vực không thể hạ nhiệt một cách tự nhiên. Sóng nhiệt được hình thành dồn dập và con người càng ngày càng có thêm nhiều đợt nắng nóng kỷ lục.

Những đợt nắng nóng khủng khiếp trên thế giới

Những ngày qua, các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta trải qua đợt nắng nóng khủng khiếp với nhiệt độ lên đến 40 đô C. Có những thời điểm ở một số nơi nhiệt độ ngoài trời đo được hơn 52 độ. Hà Nội trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong vòng 40 năm qua. Tuy nhiên không phải chỉ có Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng đã phải trải qua nhiều đợt nắng nóng dữ dội kỷ lục gây nhiều thiệt hại về người và của, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và kinh tế của nhiều nước trên thế giới.

Dưới đây là một số đợt nắng nóng đỉnh điểm trên thế giới:

Tháng 7/1936: Nhiệt độ tại thành phố New York, Mỹ đạt mức cao kỷ lục, lên tới 49 độ C. Đợt nắng nóng trên diện rộng kéo dài 10 ngày tại New York này khiến 997 người tử vong.  Riêng thành phố New York có 76 người thiệt mạng. Tại các khu nhà ổ chuột phía Đông của New York, người dân đã đào những bể bơi tạm thời rồi dùng nước từ vòi cứu hỏa dẫn vào bể để trẻ em giải nhiệt. Ruộng đồng, mùa màng bị tàn phá nghiêm trọng do quá nóng và thiếu độ ẩm.

Tháng 8/1948: Nhiệt độ ở thành phố New York lên tới 42 độ khiến 33 người thiệt mạng.

Những đợt nắng nóng đi vào lịch sử ảnh 2 

Năm 1976, Anh ghi nhận một trong những ngày nắng nóng nhất trong thế kỷ 20 khi nhiệt độ vượt 32 độ C và liên tục đạt mức 35 độ C trong 5 ngày. Mùa hè khô hạn dẫn tới cháy rừng liên tục cùng các vấn nạn sức khoẻ cho người dân nước này. Nắng nóng kéo dài tới tận cuối tháng 8 kèm theo mưa to và sấm sét dữ dội trên khắp cả nước.

Mùa hè năm 1988: Tại miền Tây nước Mỹ nhiệt độ tăng cao khiến khoảng từ 4000 đến 17.000 người thiệt mạng. Nắng nóng còn gây ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng.

Tháng 6/1995: Đợt nắng nóng kéo dài trong 5 ngày được coi tồi tệ nhất lịch sử, tại Chicago, Mỹ đã có tới 750 người thiệt mạng, hơn 3.000 người phải nhập viện.

Mùa hè 2003: Đợt nắng nóng kỷ lục ở châu Âu cướp sinh mạng của 70.000 người, nhiều nhất là ở Pháp (14.802 người). Nhiệt độ ở miền bắc nước Pháp nóng kinh hoàng trong vòng 7 ngày, ở khoảng 40 độ C. Nắng nóng cực đoan cũng gây hạn hán kéo dài, mất mùa ở nam châu Âu. Tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy, cháy rừng diễn ra trên diễn rộng, cùng với đó là hiện tượng tan băng gây lũ quét nghiêm trọng trên dãy Alps.

Tháng 7/2006: Trận nắng nóng kỷ lục với nền nhiệt độ lên tới 47 độ C tại Bắc Mỹ mà đỉnh điểm là ở khu vực Nam Dakota (lên tới 54 độ C), làm hơn 220 người thiệt mạng.

Những đợt nắng nóng đi vào lịch sử ảnh 3

Năm 2007: Đợt nắng nóng rộng khắp châu Á kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 với nền nhiệt trung bình lên tới 40 độ C, trong đó Ấn Độ, Nepal, Nga, Pakistan, Nhật Bản và Trung Quốc là các quốc gia chịu ảnh hưởng. Riêng tại Nhật Bản, ít nhất 900 người tử vong vì sốc nhiệt.

Năm 2009: Vào tháng 1 nắng nóng 43 độ C liền trong vòng 3 ngày tại miền Đông Nam Australia khiến điều hòa chạy liên tục, mạng lưới điện quá tải, gây mất điện và cháy rừng. Nhiệt độ cao nhất ở Hopetoun, Victoria là 49 độ C, Melbourne 46 độ C. Tồi tệ hơn, nắng nóng dẫn đến cháy rừng ở Victoria và đám cháy đã lan rộng khiến 173 người tử vong. 10 tháng sau đó, vào tháng 11, đợt nắng nóng thứ hai lại xảy ra cùng khu vực này.

Tháng 6/2010: Là một đất nước khí hậu ôn đới nhưng Nga đã phải hứng chịu đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong lịch sử khi nhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ C. Ở một số nơi như Yashkul, Belogorsk mức nhiệt lên tới 44 độ C. Nắng nóng khiến khoảng 56.000 người thiệt mạng đồng thời gây ra hơn 50 vụ cháy làm thiệt hại hơn 86.000 ha rừng ở nước này.

Mùa hè năm 2013: Sau 10 năm kể từ mùa hè năm 2003, châu Âu lại tiếp tục phải hứng chịu một đợt nắng nóng mới. Một loạt quốc gia ôn đới như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italy, Tây Ban Nha phải trải qua đợt nắng nóng khi nhiệt độ có lúc lên tới hơn 40 độ C. Đợt nắng nóng này tại châu Âu đã khiến hơn 70.000 người thiệt mạng.

Tháng 4 và tháng 5/2015: Nhiều thành phố ở Ấn Độ chìm trong nắng nóng nghiêm trọng với mức nhiệt ban ngày cao nhất chạm mốc 47 độ C. Đợt nắng nóng này khiến hơn 1.400 người thiệt mạng và nhiều người phải nhập viện.

Tháng 6/2015: Khoảng 1.200 người đã tử vong trong một đợt nắng nóng xảy ra ở miền Nam Pakistan. Gần 2/3 trong số này là người vô gia cư.

Những đợt nắng nóng đi vào lịch sử ảnh 4 

Tháng 6/2016: Trong nhiều tuần, nắng nóng xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ với nhiệt độ ngoài trời đều vượt ngưỡng 40 độ C. Trong đó, nhiệt độ tại thủ đô New Delhi là 44 độ C và ở thành phố Allahabad thuộc bang Uttar Pradesh đạt ngưỡng 48 độ C.

Tại thành phố Phalodi, thuộc bang sa mạc Rajasthan ghi nhận nhiệt độ lên tới 51 độ C khiến một số bệnh viện phải dành riêng các giường để điều trị cho những người bị sốc nhiệt. Trong khi đó, ở miền Nam Ấn Độ nắng nóng cũng rất gay gắt, đặc biệt là tại các bang Telangana và Andhra Pradesh. Đợt nắng nóng này đã khiến hơn 2.300 người thiệt mạng và phần lớn những người thiệt mạng là người dân lao động nghèo, những người vô gia cư. Thời tiết nắng nóng cũng tàn phá đồng ruộng, khiến hàng triệu nông dân lâm vào cảnh khó khăn.

Tháng 4/2017: Nắng nóng gay gắt trong nhiều ngày khiến ít nhất 37 người tử vong tại bang Telangana, phía Nam Ấn Độ. Nắng nóng cũng ghi nhận tại rất nhiều nơi ở các bang khác như Punjab, Haryana, Chandigarh... Nhiệt độ ngoài trời lên đến 45 độ C tại một số khu vực. Nhiệt độ cao nhất trong ngày 19-4 lên đến 46,2 độ C tại Chandrapur, bang Maharashtra. Thủ đô New Delhi cũng ghi nhận mức nhiệt lên đến 44 độ C.

Tháng 7/2017: Nắng nóng kỷ lục tại Bulgaria khiến 5 người thiệt mạng tại thủ đô Sofia. Ngoài thủ đô Sofia, tình trạng nắng nóng diễn ra phổ biến trên khắp đất nước Bulgaria với nhiệt độ ngoài trời ban ngày tại nhiều nơi vượt trên 40 độ C. Tại thành phố Ruse ở Đông Bắc Bulgaria, nhiệt độ có lúc đạt mức kỷ lục 44 độ C. Nắng nóng khiến hàng trăm người tại Bulgaria gặp các vấn đề về sức khỏe phải cần tới sự trợ giúp y tế do sốc nhiệt.

Tháng 5/2018: Nắng nóng kéo dài với nền nhiệt lên tới hơn 40 độ C liên tục trong nhiều ngày tại Karachi, thành phố lớn nhất Pakistan khiến 180 người thiệt mạng.  Đợt nắng nóng này xảy ra trùng với thời gian diễn ra tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Trong tháng lễ này, các tín đồ Hồi giáo không được phép ăn hay uống từ khi Mặt trời mọc đến khi Mặt trời lặn. Trong khi đó, dân cư thành phố đông đúc và ít cây xanh này còn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất điện.

Tính đến ngày 6/7, tại miền Đông Canada đã có 54 người thiệt mạng do nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày. Trong tháng 6 vừa qua, số người chết tại Úc vì nắng nóng lên tới hơn 20 người.

Biên dịch & tổng hợp

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.