Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh Hải Dương là một loại bánh ngọt truyền thống làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường và dầu ăn hoặc mỡ heo ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Vải thiều Thanh Hà
Bánh gai
Rươi
Ở Hải Dương, rươi chỉ có ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ. Nghe nói, con rươi vốn chẳng ai nuôi được. Ngày bình thường, nếu có đi đào khắp các ruộng cũng chẳng thể thấy bóng dáng nhưng đến vụ, khi nước chiều dâng lên ngập các ruộng, đất trời vần vũ là rươi chuẩn bị ra. Nhưng thế vẫn chưa đủ dụ dỗ hết con vật khó tính này. Chúng còn đợi trời mưa lất phất, khi ấy, người già bảo lỗ rươi đã mở, những con vật bé tí từ dưới lòng đất chui lên từng đàn bơi ra sông. Chỉ đợi có thế, người dân trong làng chỉ việc bơi thuyền ra, dùng các loại dụng cụ như thúng, rổ, giá ra vớt.
Rươi là con vật có hình dạng xấu xí, lúc nhúc, nhiều người vẫn hoảng sợ mỗi khi nhìn thấy nhưng nó lại có thể cho ra đời rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn khiến ai cũng phải mê mẩn như bánh rươi, nem rươi, chả rươi, lẩu rươi… thậm chí có nhiều nhà hàng còn chế biến được rươi thành 9 món. Trong đó, đa số người ăn chế biến rươi thành chả.
Nguyên liệu làm chả rươi bao gồm rươi, thịt lợn xay nhuyễn, trứng gà, vỏ quýt, hành hoa, thì là, một chút ớt tươi giã nhỏ chủ yếu lấy mùi chứ không để quá cay. Gia vị khi ăn có hạt tiêu bột, nước mắm pha chanh, ớt. Rươi làm chả, làm nem, ăn chơi chứ không kèm với bún hay gì khác. Rươi vừa rán, béo ngậy, thơm mùi thì là, đắng đắng vỏ quýt, cay nhẹ, tuyệt ngon, là món ăn hảo hạng của những ngày cuối thu xứ Bắc.
Bún cá rô đồng
Cá phải đúng cá rô đồng, rau cải cúc, rau cải xanh hay rau cần phải tươi non, làm sạch rồi cắt khúc đều chằn chặn. Cá rô đồng béo chắc cũng phải đủ to thì mới gỡ được khổ thịt ưng ý mà không vụn quá.Bát bún được bưng lên, nghi ngút khói. Trên bát bún cá, ngoài hành hoa, rau thìa là tươi non thì bao giờ cũng điểm xuyết thêm lớp trứng cá mịn màng, vàng ruộm. Nếu có dịp ghé thăm Hải Dương, đừng quên thưởng thức món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần công phu này nhé.
Bánh đa
Ở Hải Dương hầu như ở huyện nào cũng làm bánh đa nhưng chỉ có bánh đa Kẻ Sặt mới trở thành đặc sản của Hải Dương và nổi tiếng như món bánh gai hay món bánh đậu xanh Hải Dương vậy.
Những chiếc bánh đa có màu đỏ của gấc, vị bùi của lạc, vừng, dừa và mùi thơm của gừng tươi và hương gạo mới. Khác với những loại bánh đa khác, bánh đa gấc Kẻ Sặt được cuộn tròn thành từng cuộn , nổi tiếng thơm ngon của xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, Hải Dương.
Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo, đường, có thêm vừng, lạc và dừa thái mỏng và thêm hương vị của gừng tươi. Ngày nay người ta còn có thêm cả gấc để tạo màu đỏ hấp dẫn và lạ mắt cho chiếc bánh.
Để làm nên chiếc bánh đa đặc sản Hải Dương này, người dân nơi đây phải vô cùng khéo léo từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến. Gạo làm cần đạt yêu cầu ngọt, t ơi và nhiều bột. Vừng cũng phải chọn loại vừng tốt, loại vừng tấm thơm bùi là tốt nhất. Lạc được chọn phải là loại lạc già, nhân to, mẩy để dễ thái mỏng. Dừa phải chọn loại dừa già, cùi dày thì bánh mới thơm và bùi.