Những nguy hại chết người khi truyền đạm vì chán ăn, mệt mỏi

(Ngày Nay) - Truyền đạm có thể gây ra những tai biến khó lường. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị sốc phản vệ và tử vong ngay sau đó.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo nguồn tin đăng tải trên Pháp luật TP.HCM, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của Phòng khám chuyên khoa Nội (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) về vụ việc bệnh nhân tử vong ngày 7/4 tại đây.

Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội cho biết, nạn nhân là Phan Thị H. (sinh năm 1986, quê Thừa Thiên Huế), làm công nhân may và sinh sống ở khu vực Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. "Nguyên nhân ban đầu là sốc phản vệ sau khi truyền đạm", ông Trung thông tin.

Giải trình với cơ quan chức năng, bác sĩ Dương Văn Kết (chủ phòng khám) cho biết, bệnh nhân H. đến khám trong tình trạng mệt lả, không ăn 2-3 ngày, tiền sử bị tụt huyết áp. Kết quả khám tim, phổi bình thường, huyết áp 95/60 mmHg, mạch 72 lần một phút, bệnh nhân được chẩn đoán suy nhược cơ thể, tụt huyết áp.

Sau khi truyền một chai Natri Clorid 0,9% (500 ml) trong hơn một giờ, tình trạng bệnh nhân có khá hơn. Theo bác sĩ Kết, bệnh nhân yêu cầu truyền thêm chai đạm để tăng sức khỏe. Sau khi xem xét tình trạng bệnh nhân, bác sĩ tiếp tục truyền một chai Alvesin 40 (250 ml). Khoảng 5-10 phút sau, hết 1/5 chai đạm, bệnh nhân cảm thấy ngứa. Bác sĩ Kết dừng truyền đạm ngay, chuyển sang chai Natri Clorid 0,9% (500 ml) để duy trì đường truyền đồng thời tiến hành cấp cứu bệnh nhân bằng tiêm một mũi Dimedrol 10 mg/ml, cho bệnh nhân thở oxy.

Bệnh nhân có dấu hiệu tức ngực, khó thở, nôn 3 lần. Bác sĩ tiêm một ống Adrenalin 1mg/1ml; tình trạng không tiến triển nên tiêm tiếp 1/2 ống Adrenalin, tiêm Solu-Medrol 40 mg qua đường truyền. Phòng khám đồng thời gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, trong khi đó bác sĩ tiến hành ép tim bệnh nhân kết hợp với bóp bóng.

Tổng cộng bác sĩ Kết tiêm cho bệnh nhân 22 ống Adrenalin, tình trạng vẫn xấu đi. Bệnh nhân tím tái và ngừng thở, ngừng tim tại phòng khám. Trong quá trình xử trí, vợ bác sĩ Kết là bà Đoàn Thị Minh Châu, nguyên bác sĩ trưởng phòng y tế của Xí nghiệp đường sắt, hỗ trợ cấp cứu.

Những nguy hại chết người khi truyền đạm vì chán ăn, mệt mỏi ảnh 1

Nữ công nhân đã tử vong sau khi truyền nước và đạm tại phòng khám. Ảnh: HQ.

Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng, việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm.

Sốt, mệt, chóng mặt chỉ là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Việc tiêm, truyền cho bệnh nhân phải có chỉ định của bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt do bệnh gì, có cần phải truyền dịch không. Trong trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ tính toán kỹ lưỡng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền thích hợp.

Ngoài ra, trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch để kiểm tra sức khỏe tổng thể. Do đó, việc tự ý truyền dịch sẽ nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch.

Việc tự ý truyền dịch mà không có ý kiến của bác sĩ hoặc sai cách sẽ có nguy cơ xảy ra tai biến rất cao như phù chỗ tiêm, đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, tử vong. Trong đó, sốc phản vệ là một cấp cứu tối cấp, người bệnh rất dễ tử vong.

Những lưu ý khi truyền dịch

Theo bác sĩ chuyên khoa, những bệnh nhân sau nên cẩn thận khi truyền dịch:

1. Bệnh nhân lớn tuổi, có độ lọc thận yếu, bệnh nhân tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.

2. Trẻ bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.

3. Bệnh nhi viêm phổi không nên truyền dịch vì dịch truyền làm tăng gánh nặng cho phổi, tim. Bệnh nhi viêm não, viêm màng não, cơ chế chọn dịch truyền phải theo địa chỉ của bác sĩ.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.