Kém vệ sinh răng miệng
Không giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng hôi miệng và thậm chí là sâu răng ở trẻ nhỏ. Do kém vệ sinh nên nhiều vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong khoang miệng của trẻ, gây ra mùi khó chịu.
Khô miệng
Hiện tượng khô miệng có thể xuất phát từ việc trẻ hay mút tay hoặc ngậm núm ty giả. Do thiếu nước bọt nên vi khuẩn phát triển mạnh hơn trong miệng trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên đảm bảo cho trẻ uống đủ nước cũng như hạn chế việc trẻ mút tay, ngậm cắn đồ vật.
Nhiều vi khuẩn trên lưỡi
Lưỡi cũng là nơi có nhiều vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Và khi dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng, cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách chải sạch lưỡi.
Thở bằng miệng
Việc thở bằng miệng, đặc biệt là trong khi ngủ, có thể khiến miệng trẻ bị khô, dễ dẫn tới hôi miệng cũng như phát triển các mảng bám trên răng.
Các bệnh nha khoa
Việc bị tổn thương nướu, sâu răng và nhiều bệnh nha khoa khác có thể gây ra hiện tượng hôi miệng cho trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý quan sát cũng như bảo vệ, kiểm tra sức khỏe răng miệng của trẻ.
Thức ăn
Nhiều loại thức ăn như tỏi, hành, phô mai… có thể gây ra hiện tượng hôi miệng. Ngoài ra, những chế độ ăn uống nhiều protein đi kèm việc kém vệ sinh răng miệng cũng sẽ khiến cho hơi thở của trẻ có mùi.
Đang điều trị bằng thuốc
Thực tế nhiều loại kháng sinh dùng liên tục có thể dẫn tới việc hơi thở có mùi, ví dụ như thuốc chống dị ứng, thuốc an thần hay nhóm thuốc phenothiazines. Khi đó, các bậc phụ huynh cần trao đổi với bác sĩ để thay đổi hoặc điều chỉnh đơn thuốc phù hợp hơn.