Những nữ chiến binh bảo vệ động vật hoang dã

[Ngày Nay] - Một số cô gái trẻ có hoàn cảnh khó khăn đang được đào tạo thành kiểm lâm để bảo vệ các loài động vật hoang dã tại thung lũng hạ Zambezi, Zimbabwe khỏi nạn săn bắn trái phép.
Trở về sau chuyến tuần tra, Primrose Mazliru luôn ôm con mình vào lòng. Nguồn: The Guardian
Trở về sau chuyến tuần tra, Primrose Mazliru luôn ôm con mình vào lòng. Nguồn: The Guardian

Được các đơn vị chống săn trộm trên khắp châu Phi sử dụng nhiều năm nay, súng AR-15 cũng là vũ khí mà cô Vimbai Kumire sử dụng một cách an toàn và thành thạo. “Công việc này không chỉ dành cho đàn ông mà còn dành cho tất cả những người khỏe mạnh”, cô nói. Kumire là một bà mẹ đơn thân 33 tuổi. Cô đang tập luyện để tiến hành một cuộc phục kích thung lũng hạ Zambezi tại Zimbabwe.

Thung lũng hạ Zambezi là tiền tuyến chống nạn săn trộm ở châu Phi và biệt đội của Kumire không phải những nữ kiểm lâm thông thường, họ đang gây dựng một lực lượng đấu tranh bảo vệ môi trường theo một cách thức mới.

Những nữ chiến binh bảo vệ động vật hoang dã ảnh 1

Theo nhà sinh vật học Victor Muposhi thuộc Đại học Công nghệ Chinhoyi, thung lũng hạ Zambezi đã mất 11.000 con voi trong 10 năm qua. Nhưng ông tin rằng việc thuê và đào tạo các nữ kiểm lâm viên như Kumire trực tiếp từ cộng đồng địa phương sẽ là phương án giúp “thay đổi cuộc chơi”.

Giáo sư Muposhi cho biết, phát triển các kỹ năng bảo tồn trong cộng đồng không chỉ tạo ra việc làm. Nó làm cho người dân địa phương được hưởng lợi trực tiếp từ việc bảo tồn động vật hoang dã. Và điều đó, theo ông, có thể không chỉ giúp bảo tồn số lượng loài voi tại đây mà còn là toàn bộ hệ sinh thái.

Trao quyền cho phụ nữ là cốt lõi của chương trình, được đặt tên là “Akashinga”, có nghĩa là những người dũng cảm. Ông Muposhi giải thích rằng nghiên cứu ban đầu của ông cho thấy chương trình này đang giúp thay đổi những bà mẹ đơn thân thất nghiệp trước đây thành những người lãnh đạo cộng đồng.

Primrose Mazliru, 22 tuổi, đứng cùng các đồng đội của mình tại khu trại đặt giữa một bãi cỏ xanh tươi trong mùa mưa. Giữ nòng súng thẳng một cách đầy kiêu hãnh, cô mỉm cười không ngại ngần với vết sẹo chạy dọc ở môi trên, vết tích từ trận đòn do bạn trai cũ đánh cô trong cơn say. “Tôi có thể làm chứng cho sức mạnh của chương trình này khi đã thay đổi cuộc sống của tôi và bây giờ tôi có được sự tôn trọng của cộng đồng, dù tôi là một bà mẹ đơn thân trẻ”, Mazliru nói. Cô đã mua một mảnh đất nhỏ nhờ vào khoản tiền lương từ công việc kiểm lâm.

Những nữ chiến binh bảo vệ động vật hoang dã ảnh 2

Giống như hầu hết các quốc gia ở miền Nam châu Phi, Zimbabwe sử dụng các khu bảo tồn động vật hoang dã gần các công viên quốc gia nổi tiếng như Thác Victoria hay Hồ Mana làm “vùng đệm” để bảo vệ động vật hoang dã. Những “vùng đệm” này là những các khu đất rộng lớn hơn nhiều so với các công viên bảo tồn, ban đầu được tạo ra để mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh bằng cách cho phép các khách du lịch săn bắn hạn chế trong khu vực.

Không có hàng rào giữa các khu vực săn bắn, hoặc giữa động vật hoang dã và ước tính khoảng 4 triệu người sống ở khu vực giáp ranh những vùng đất được bảo vệ này.

Theo ông Muposhi, các hệ sinh thái quý giá này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do sự sụp đổ của hoạt động săn bắn thương mại, một phần là do phản ứng ngày càng tăng của các nhà bảo vệ quyền động vật.

Những nữ chiến binh bảo vệ động vật hoang dã ảnh 3

Doanh thu đang giảm mạnh và dân số quanh công viên ngày càng tăng. “Năm năm sau, nếu chúng ta không có các lựa chọn khác, thì sẽ không thể cứu được những khu vực này”, giáo sư chia sẻ.

Ông Damien Mander, người Australia, người sáng lập tổ kiểm lâm nữ “Akashinga”, là một tay bắn tỉa được đào tạo từ quân đội. Sáng kiến của Mander được lấy cảm hứng từ câu chuyện về nhóm “Rắn Mamba đen” (Black Mambas) - đơn vị nữ kiểm lâm không vũ trang đầu tiên, làm việc gần Công viên Quốc gia Kruger của Nam Phi. Qua việc gặp mặt một số thành viên của “Rắn Mamba đen”   trong chuyến đi gây quỹ tại New York, ông Mander nhận thấy sự hỗ trợ và quan tâm quốc tế mà nhóm nữ kiểm lâm này nhận được và nghĩ rằng một dự án tương tự ở Zimbabwe có thể là một cách tốt để nâng cao nhận thức cho dự án của mình - Tổ chức chống săn trộm quốc tế (IAPF).

Ngay từ ngày đầu tiên tham gia huấn luyện cho các phụ nữ tại Zimbabwe, Mander đã thấy rằng một điều gì đó rất đặc biệt đã xảy ra. Ông nhận ra rằng phụ nữ là mắt xích còn thiếu để bảo tồn thành công các loài động vật và các sáng kiến chống săn trộm. “Chúng tôi đã biến nhu cầu bảo vệ thành một chương trình cộng đồng”, ông nói. Chỉ trong 5  tháng, theo Mander, dự án thí điểm này đã giúp cải thiện thu nhập tốt hơn nhiều so với việc cho phép khách du lịch săn bắn hạn chế.

Annette Hübschle - một nhà nghiên cứu cao cấp và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Cape Town, tin rằng mô hình “Akashinga” có thể là một giải pháp tuyệt vời. Các chương trình bảo tồn dựa vào cộng đồng địa phương bằng cách ủy quyền và đào tạo cho các phụ nữ như Kumire và Mazliru giúp đưa ra một giải pháp tiềm năng cho sự chấm dứt của nạn săn bắn trái phép thú hoang.

Giáo sư Muposhi rất vui mừng khi thấy dự án phát triển. “Chúng tôi sẽ phát triển mô hình bảo vệ động vật hoang dã dựa trên việc trao quyền cho phụ nữ địa phương”, giáo sư Muposhi nói.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.