Những thay đổi tích cực sau 15 ngày tăng cường giãn cách tại TP HCM

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - TP HCM đã đạt được nhiều thay đổi tích cực về kiểm soát dịch bệnh sau 15 ngày tăng cường giãn cách xã hội theo  Chỉ thị 16/CT-TTg.
(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)

Chấp hành nghiêm chỉnh giãn cách

Trong 15 ngày giãn cách xã hội (từ ngày 23/8 - 6/9), người dân cơ bản chấp hành nghiêm, tuân thủ quy định về giãn cách, lưu thông đi lại. Các tuyến đường nội đô như Nam Kỹ Khởi Nghĩa, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, trục đường lớn cửa ngõ như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 22... thưa vắng phương tiện và người, chủ yếu lưu thông trên đường là lực lượng làm nhiệm vụ chống dịch, xe tải chở hàng thiết yếu theo quy định.

Theo Công an TP Hồ Chí Minh, người dân cơ bản đã thực hiện nghiêm nguyên tắc “ai ở đây ở yên đấy”. Lượng phương tiện lưu thông giảm từ 85-90% so với thời điểm chưa siết chặt giãn cách.

Những thay đổi tích cực sau 15 ngày tăng cường giãn cách tại TP HCM ảnh 1
Chốt kiểm soát góc Hai Bà Trưng – Võ Thị Sáu (P.Võ Thị Sáu, Q.3). (Ảnh: Công an TP HCM)

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, trong 15 ngày giãn cách xã hội, việc cung ứng hàng hóa đã diễn ra ổn định, nền nếp và tốt hơn những ngày trước, các phương án cung ứng hàng cũng phong phú thêm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dân. Số hộ đăng ký đi chợ hộ và nhận hàng tăng lên, từ 73,9% trong ngày 30/8 tăng lên 116,9% trong ngày 4/9.

Ngành công thương thành phố đang làm việc với các cơ quan liên quan, tính toán mở lại chợ truyền thống, trước mắt mở điểm trung chuyển hàng hóa trong đó có chợ đầu mối Bình Điền giúp các tiểu thương tập kết, lưu thông hàng hóa, gia tăng nguồn cung ứng cho người dân.

Từ ngày 15/8 đến ngày 5/9 đã có 1.649.068 túi an sinh chuyển đến quận, huyện, thành phố Thủ Đức để chăm lo, hỗ trợ người dân. Bên cạnh đó, thành phố đã chi hỗ trợ hơn 3.554 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Công tác phòng chống dịch đang đi đúng hướng

Tính đến sáng 6/9, TP Hồ Chí Minh có 251.934 ca mắc COVID-19. thành phố vẫn là địa phương có số ca mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố chiếm nhiều nhất cả nước. Đáng chú ý, số bệnh nhân COVID-19 tử vong trên địa bàn thành phố đã giảm rõ rệt, từ 340 ca trong ngày 22/8 (trước ngày thực hiện tăng cường Chỉ thị 16/CT-TTg) xuống 222 ca trong ngày 4/9. Trong khi đó số bệnh nhân xuất viện tăng lên, từ 2.246 ca ngày 28/8 lên 2.706 ca ngày 4/9. Tổng cộng số bệnh nhân xuất viện cộng dồn đã tăng từ 104.844 bệnh nhân trong ngày 28/8 lên 125.481 người trong ngày 4/9.

Bên cạnh đó, tính đến ngày 3/9, thành phố đã tiêm được hơn 6,32 triệu mũi vaccine phòng COVID-19 cho người dân (đạt hơn 75%). Dự kiến đến cuối năm 2021, thành phố phấn đấu hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 7,208 triệu người từ 18 tuổi trở lên sinh sống trên địa bàn.

Những thay đổi tích cực sau 15 ngày tăng cường giãn cách tại TP HCM ảnh 2
TP HCM đặt mục tiêu đến cuối năm sẽ phủ 100% vắc-xin cho người từ 18 tuổi trở lên. (Ảnh: Người Lao động)

Đánh giá kết quả chống dịch của thành phố trong 15 ngày qua, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh Nguyễn Trường Sơn cho rằng công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố đã đạt được một số kết quả bước đầu và đang có những sự thay đổi tích cực theo hướng kiểm soát được bệnh dịch.

Kết thúc 15 ngày tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Quận 7 và huyện Củ Chi là 2 địa phương công bố kiểm soát được dịch COVID-19. Đây là nguồn cổ vũ lớn lao cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay của thành phố. Theo Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, những kết quả của huyện Củ Chi và Quận 7 sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu, thay đổi chiến lược phòng, chống dịch của thành phố trong thời gian tới.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.