Từ 0 đến 12 tuần
Trong giai đoạn từ 0-12 tuần, thai phụ cần phải được cung cấp khoảng 800 mg canxi tương đương với khoảng 50 mg canxi mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu canxi này, bà bầu nên uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày chia nhỏ ra nhiều lần hoặc thông qua các loại thực phẩm hàng ngày như đậu phụ, rau xanh...
Bà bầu nên uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. |
Từ 13 đến 26 tuần
Thông thường, phụ nữ mang thai từ 13-26 tuần tuổi cần phải bổ sung khoảng 1000-1200 mg canxi. Việc bổ sung canxi cho bà bầu không nên chậm quá 20 tuần của thai kỳ bởi đây là giai đoạn hình thành và phát triển xương của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, do nhu cầu canxi tăng cao nên đến giai đoạn này ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm có chứa canxi, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc uống bổ sung canxi cho mẹ, khoảng 500 mg mỗi ngày hoặc có thể cao hơn tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Ngoài việc bổ sung canxi bằng thực phẩm và thuốc uống mẹ cũng nên tắm nắng để nâng cao tỷ lệ hấp thụ canxi. |
Ba tháng cuối thai kỳ
Ba tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển toàn diện của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ cần được cung cấp khoảng 15000 mg canxi, tương đương từ 150-450 mg canxi mỗi ngày.
Nếu không thể bổ sung qua đường ăn uống mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cung cấp canxi cho cơ thể bằng thuốc. |
Sau sinh
Nhiều bà bầu nghĩ rằng sau khi sinh không cần bổ sung canxi nhưng đó là một sai lầm. Bởi sau sinh, cơ thể người mẹ rất yếu vì vậy bổ sung canxi không chỉ giúp mẹ hồi phục cơ thể nhanh chóng mà còn cải thiện chất lượng sữa để nuôi con sau này. Trong trường hợp chất lượng sữa mẹ không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến bé, khiến bé dễ mặc các bệnh về xương.
Sau sinh mẹ cũng vẫn cần bổ sung canxi để hồi phục sức khỏe và có chất lượng sữa tốt để nuôi con. |
Lưu ý, các thai phụ không nên bổ sung quá nhiều canxi để tránh gây ra những tác hại không mong muốn như táo bón, tăng nguy cơ sỏi thận, làm giảm sự hấp thu sắt và kẽm của cơ thể, gây ra tình trạng thiếu máu. Không những vậy, thừa canxi còn khiến cho thai nhi có nguy cơ bị tăng canxi trong máu, xương hàm của bé có thể bị biến dạng, bánh nhau có thể bị tăng độ canxi hóa, làm giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính thẩm mỹ của bé.
>>> Xem thêm:
Những nguyên nhân chảy máu âm đạo mẹ bầu không được bỏ qua
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
9 loại nước trái cây cực tốt cho bà bầu