Những 'trường hợp đặc biệt' được xét theo quy trình 2 vòng, 8 bước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phó chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Hầu A Lềnh cho biết công tác nhân sự với các vị trí đặc biệt sẽ thực hiện quy trình hai vòng, tám bước.

Liên quan tới công tác chuẩn bị nhân sự đại hội XIII, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh chia sẻ với báo giới sáng 27/1.

- Xin ông thông tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII, đặc biệt là chuẩn bị cho lãnh đạo chủ chốt và trường hợp đặc biệt?

Trước hết, công tác nhân sự Đại hội XIII đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa XII chuẩn bị một cách nghiêm túc. Công tác nhân sự là then chốt của then chốt. Chính vì vậy, trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương rất quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 vào tháng 10/2018, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội XIII, trong đó có tiểu ban nhân sự. Ngay sau khi thành lập các tiểu ban này, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cũng tiến hành các công tác chuẩn bị nhân sự.

Tới Hội nghị Trung ương lần thứ 9 cũng đã tiến hành công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Những 'trường hợp đặc biệt' được xét theo quy trình 2 vòng, 8 bước ảnh 1
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các Uỷ viên Bộ chính trị dự phiên thảo luận Văn kiện Đại hội Đảng XIII.

Tới Hội nghị Trung ương lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và ban hành phương hướng, công tác nhân sự của Đại hội lần thứ XIII. Với sự giới thiệu của các cơ quan, đơn vị của các địa phương, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Đây là cơ sở hết sức quan trọng trong việc lựa chọn, giới thiệu, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp các đồng chí dự kiến sẽ được đưa vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Sau khi có phương hướng công tác nhân sự khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất nhiều lần và tiến hành công tác nhân sự từng bước hết sức thận trọng, chặt chẽ đúng quy trình tại các Hội nghị Trung ương 13, 14, 15.

Các đồng chí trong Trung ương được Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu ra Đại hội XIII cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, đủ điều kiện, có năng lực, uy tín.

Với các trường hợp đặc biệt, nhiệm kỳ đại hội nào cũng có. Công tác nhân sự được kế thừa kinh nghiệm của các đại hội trước và căn cứ vào tình hình thực tiễn. Những trường hợp đặc biệt được Ban Chấp hành Trung ương bàn hết sức kỹ lưỡng, trên cơ sở giới thiệu của Bộ Chính trị, Tiểu ban Nhân sự, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương bàn rất kỹ.

Các đồng chí trong trường hợp đặc biệt chủ yếu đặc biệt về độ tuổi, còn đều đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có sức khỏe, năng lực công tác, có uy tín từ cương vị công tác của mình.

Với yêu cầu thực tế của đất nước, cần có những đồng chí tiếp tục tham gia bằng những kinh nghiệm và uy tín của mình nên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã thống nhất lựa chọn giới thiệu ra Đại hội XIII. Nếu được đại hội tín nhiệm bầu thì những đồng chí có nhiều kinh nghiệm sẽ có đóng góp cho đất nước.

- Xin ông thông tin về số lượng "trường hợp đặc biệt" được Trung ương giới thiệu ra Đại hội lần này?

Số lượng "trường hợp đặc biệt" được Ban Chấp hành Trung ương bàn bạc, thống nhất. Trong đề án nhân sự trình ra Đại hội XIII sẽ có báo cáo cụ thể. Tại thời điểm này, số lượng cụ thể của các chức danh vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa được công bố, đang nằm trong đề án sẽ được trình tại đại hội.

Những 'trường hợp đặc biệt' được xét theo quy trình 2 vòng, 8 bước ảnh 2
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Uỷ viên Bộ Chính trị nghe tham luận tại ngày làm việc thứ 2 Đại hội Đảng XIII.

- Đảng lâu nay vẫn nhìn nhận công tác đánh giá cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế. Trong công tác chuẩn bị nhân sự cho đại hội này, chúng ta đã khắc phục được vấn đề này chưa và khắc phục thế nào?

Chúng tôi cho rằng công tác chuẩn bị nhân sự ở kỳ đại hội nào cũng kỹ lưỡng và chặt chẽ. Riêng nhiệm kỳ XII, để khắc phục các tồn tại yếu kém và những mặt còn chưa được trong công tác nhân sự của những đại hội trước thì trong nhiệm kỳ khóa XII cũng đã có rất nhiều các giải pháp để khắc phục. Trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín. Trong nhiệm kỳ đại hội đã ban hành rất nhiều văn bản quy định chế độ, trách nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ. Thông qua kinh nghiệm công tác ở từng vị trí, công tác ở địa phương thì lựa chọn ra đội ngũ cán bộ thông qua quy trình hết sức bài bản. Đó là điểm nhấn thứ nhất.

Thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương ban hành các quy trình mới có điều chỉnh bổ sung. Đó là quy trình nhận xét, đánh giá đội ngũ cán bộ hàng năm, lấy phiếu tín nhiệm. Những đồng chí công tác ở các cơ quan bầu cử và các cơ quan của đảng thì đều được lấy phiếu tín nhiệm. Đây cũng là một kênh để đánh giá.

Thứ ba là quy trình năm bước. Kể các đồng chí ủy viên Trung ương đảng tái cử hay tham gia lần đầu đều thực hiện quy trình năm bước và rất chặt chẽ. Thông qua quy trình năm bước này đã sàng lọc, lựa chọn những đồng chí đủ tiêu chuẩn, đảm bảo được phẩm chất lối sống, năng lực công tác, triển vọng phát triển để đưa vào. Lần này, chúng ta làm công tác nhân sự hết sức chặt chẽ, thận trọng, từng bước.

- Công tác cán bộ thực hiện theo quy trình năm bước, vậy đối với các trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị tái cử để xét chức vụ chủ chốt sẽ thực hiện quy trình đó thế nào thưa ông?

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị mà thực hiện quy trình giới thiệu cán bộ cũng được thực hiện hết sức chặt chẽ. Trước hết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chuẩn bị. Riêng với các vị trí đặc biệt ở Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ thực hiện quy trình hai vòng, tám bước.

Những 'trường hợp đặc biệt' được xét theo quy trình 2 vòng, 8 bước ảnh 3
Ông Hầu A Lềnh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Vòng một là giới thiệu, lấy phiếu giới thiệu của các đồng chí Ủy viên Trung ương đảng xem có đặc biệt hay không và số lượng đặc biệt là bao nhiêu. Nếu đặc biệt thì đặc biệt ở vị trí nào.

Sau đó tiểu ban nhân sự sẽ tiếp thu, tổng hợp ý kiến của các đồng chí ủy viên Trung ương. Sau khi tổng hợp ý kiến thì xong thì báo cáo Bộ Chính trị. Bộ Chính trị sẽ thảo luận và bỏ phiếu tập thể. Một là phương án có đặc biệt không và số lượng đặc biệt là bao nhiêu. Sau đó xem xét nhân sự cụ thể. Đó là bước ba. Tới bước bốn lại ra Trung ương để báo cáo với Trung ương về số lượng đặc biệt và vị trí đặc biệt cũng như nhân sự đặc biệt để bỏ phiếu. Nếu được, Trung ương tán thành trên 50% số phiếu thì chọn đồng chí đó.

Ủy viên Trung ương thuộc trường hợp đặc biệt cũng thực hiện theo quy trình này. Như vậy, không chỉ thực hiện quy trình năm bước, bởi vì quy trình năm bước kia phải là những đồng chí đủ tiêu chuẩn, điều kiện về độ tuổi và nhiều thứ nữa,... thực hiện quy trình từ dưới lên, tức là được giới thiệu từ các cơ quan đơn vị ở các địa phương lên. Do đó, chúng ta phải thực hiện quy trình năm bước, vì thông qua hội nghị nhiều vòng, thực hiện trong hơn một năm. Những đồng chí này đến gần Đại hội, đến Hội nghị XIII, XIV mới xem, nên có quy trình hai vòng, tám bước.

- Quy trình cán bộ chặt chẽ, không có chuyện Bộ Chính trị, Ban Bí thư không đảm bảo tính vùng miền vì cơ cấu và các tiêu chuẩn?

Chúng tôi cho rằng việc lấy tiêu chuẩn là quan trọng, tất nhiên cơ cấu phải được tính toán hợp lý, nhưng khi vào thì chúng ta lấy tiêu chuẩn là chủ yếu. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu rằng chúng ta không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn phải là chủ yếu, từ tiêu chuẩn đó lựa chọn các đồng chí xứng đáng, đủ điều kiện để vào. Nếu đạt được cơ cấu yếu tố vùng miền, hoặc lĩnh vực ngành, chúng tôi cũng có quan tâm. Ví dụ như tiêu chuẩn cơ cấu ở tuổi trẻ, có ba độ tuổi trong Trung ương đảm bảo yêu cầu, đó là cơ cấu các đồng chí đại biểu là các trí thức, nhà khoa học, đại diện cho tuổi trẻ, hoặc đại biểu nữ,... thì dứt khoát phải đảm bảo được tỷ lệ đó.

- Hồ sơ nhân sự do Trung ương chuẩn bị, nhưng ngoài ra, các Đại biểu khi tiếp cận hồ sơ, họ có tìm hiểu thêm, chuẩn bị trước đó để cân nhắc đánh giá cho khách quan, toàn diện hơn không, hay chỉ dựa vào hồ sơ?

Bộ hồ sơ theo quy định của Đảng đã đầy đủ tất cả các yếu tố, từ lý lịch trích ngang đến quá trình công tác, rồi kê khai tài sản. Các cơ quan thẩm quyền xác nhận những nội dung đó, các đại biểu có thể hỏi thêm, nghiên cứu kỹ. Trong quá trình thảo luận tại đoàn, nếu các Đại biểu có những ý kiến gì về một Đại biểu cụ thể nào đó, các đoàn sẽ tổng hợp để phản ánh lại Đoàn Chủ tịch.

Đoàn Chủ tịch có trách nhiệm giải trình và báo cáo lại với Đại hội, hoặc với Đại biểu đó.

- Chỉ trong thời gian ngắn như vậy, nếu Đại biểu nắm được thông tin về một ứng viên nào đó để nêu ra, liệu Đoàn Chủ tịch có thời gian để giải trình hết?

Đoàn Chủ tịch và Đại hội trong công tác chuẩn bị đã có phương án chuẩn bị. Việc đó thuộc phạm vi của tiểu ban nhân sự. Họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng những nội dung đó và chúng tôi tin tưởng là chắc chắn nếu Đại biểu có các ý kiến, tiểu ban nhân sự và Đoàn Chủ tịch sẽ giải quyết được vấn đề.

- Thời gian này còn có thể xuất hiện chuyện tố cáo? Nếu có thì xem xét giải quyết thế nào?

Theo quy định và Điều lệ Đảng, thời gian tố cáo và gửi đơn kiến nghị đối với các đại biểu, với các ứng cử viên của Ban Chấp hành Trung ương là trước Đại hội 15 ngày. Trong thời gian đang diễn ra Đại hội mà vẫn có thì vẫn tiếp nhận bình thường, nhưng sau đại hội sẽ xem xét. Đấy là theo quy định chúng ta vẫn làm từ trước đến nay.

- Những tố cáo 15 ngày trước đã được giải quyết, đánh giá hết?

Trong Đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu đã có báo cáo trước Đại hội về tư cách của các Đại biểu dự Đại hội, trong đó có những đồng chí sẽ là ứng viên của Ban Chấp hành Trung ương, đủ điều kiện dự Đại hội như là Đại biểu chính thức.

Là Đại biểu chính thức thì mới có quyền ứng cử và đề cử, nên các Đại biểu đang dự Đại hội hiện nay đều đủ tư cách để dự Đại hội, đồng nghĩa các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đối với những Đại biểu hôm nay đang dự Đại hội.

- Về phía đề cử, quyền của Đại biểu thế nào?

Kỳ đại hội cũng như vậy. Dự đại hội, Đại biểu chính thức có quyền đề cử hoặc tự ứng cử trên cơ sở đề án được trình ra. Khi đề cử, Đại biểu phải có đầy đủ các hồ sơ, đảm bảo việc đề cử là chính xác và Đại biểu có đủ hồ sơ để gửi cho Đoàn. Đại biểu đề cử tại Đoàn, và Đoàn có trách nhiệm báo cáo với Đoàn Chủ tịch Đại hội, sau đó Đoàn Chủ tịch xem xét và báo cáo với Đại hội.

- Đại biểu có thể đề cử bất cứ Đảng viên nào. Vậy đến giờ, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương và tiểu ban nhân sự đã có hướng dẫn nào tới toàn Đảng, đến tất cả các Đảng viên những việc này để chuẩn bị hồ sơ?

Tôi cũng là Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XII, cũng là Bí thư Đảng uỷ của một cơ quan Trung ương, nên biết việc hướng dẫn cho các Đại biểu và Đảng viên đã được tiến hành rất sớm, cách đây 2 tháng.

Ban tổ chức Trung ương, được thẩm quyền của uỷ ban nhân sự, đã có văn bản gửi đến tất cả các tổ chức Đảng, các cơ quan và phổ biến đến chi bộ cho các Đảng viên là ứng cử thì cần hồ sơ như thế nào.

Theo VTC News
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
(Ngày Nay) - Apple mới đây đã lên tiếng xin lỗi sau phản ứng dữ dội từ cộng đồng về một quảng cáo dòng máy tính bảng iPad Pro xuất hiện hình ảnh các đồ vật bao gồm nhạc cụ và sách bị nghiền nát bởi máy ép thủy lực.
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên, SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, trong đó có trao tặng các phần quà tới cựu chiến binh và tài trợ 2 công trình lớp học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng.
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
(Ngày Nay) - Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.
Các nghệ sĩ cải lương hàng đầu Việt Nam tham gia biểu diễn mở đầu liên hoan.
Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam - Bắc hội ngộ
(Ngày Nay) - Nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam Bắc đã hội ngộ trong Liên hoan Nghệ thuật Đờn ca tài tử mở rộng do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức tối 9/5, tại quảng trường Nhà hát thành phố.
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
(Ngày Nay) - Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh có bầu khí quyển, điều kiện cần thiết để sự sống có thể tồn tại, tuy nhiên bề mặt của hành tinh này lại được bao phủ bởi đá magma nóng chảy.