Lý do quan hệ Pháp, Mỹ căng thẳng sau đảo chính ở Niger

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các quan chức Pháp đang thất vọng vì những người đồng cấp Mỹ sẵn sàng can dự với chính quyền đã lật đổ tổng thống được bầu cử ở Niger.
Lý do quan hệ Pháp, Mỹ căng thẳng sau đảo chính ở Niger

Theo tờ Politico (Mỹ) ngày 18/8, cuộc đảo chính ở Niger đang gây căng thẳng mới cho liên minh Pháp - Mỹ, khi hai nước bất đồng về cách phản ứng với việc tổng thống của quốc gia Tây Phi bị lật đổ vào tháng 7 vừa qua.

Pháp đang từ chối tham gia ngoại giao với chính quyền quân sự mới của Niger và ủng hộ mạnh mẽ Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) can thiệp quân sự. Trong khi đó, Mỹ đã cử một đặc phái viên đến gặp lãnh đạo chính quyền quân sự và không tuyên bố chính thức việc tiếp quản là một cuộc đảo chính - khẳng định rằng vẫn còn một cách đàm phán để khôi phục nền dân chủ ở Niger.

Dù các quan chức Pháp cũng ủng hộ một giải pháp hòa bình, nhưng họ đang phản đối cách tiếp cận của Mỹ, nói rằng việc đàm phán với chính quyền quân sự Niger đồng nghĩa với thừa nhận quyền lực của họ.

“Có lẽ để tránh đổ máu, Mỹ đã nhanh chóng muốn thảo luận với những người thực hiện cuộc đảo chính. Nhưng phản ứng tốt hơn nên là đưa ra một số điều kiện hoặc đảm bảo trước khi mở các kênh đó”, một quan chức Pháp phụ trách về tình hình ở Niger cho biết.

Tình hình trên cho thấy sự thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực và nhấn mạnh sự khác biệt giữa lợi ích của Paris và Washington tại quốc gia châu Phi này. Mỹ, quốc gia sử dụng Niger làm căn cứ cho các hoạt động chống khủng bố, cũng có thể tin rằng họ có nhiều đòn bẩy hơn Pháp, đặc biệt là do trong quá khứ Niger là thuộc địa cũ của Paris.

Một số cựu quan chức Mỹ cho rằng việc Pháp không hài lòng với cách tiếp cận của Mỹ một phần là do Paris bị "kích động" khi mất một trong những chỗ đứng chiến lược cuối cùng ở khu vực Sahel Tây Phi, nơi các cuộc đảo chính khác đã buộc nước này phải rút quân. Pháp lần này đã từ chối yêu cầu của chính quyền quân sự ở Niger rút quân khỏi nước này.

Cameron Hudson, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chuyên về châu Phi, nhận định: Lợi ích của Pháp ở Niger cao hơn nhiều so với của Washington. Đó là một thất bại chiến lược và tâm lý đối với Pháp. Ở Tây Phi, Pháp đã quen với việc các cường quốc thế giới khác đi theo sự lãnh đạo của mình, hoặc ít nhất là sự hướng dẫn của họ. Điều đó không xảy ra trong trường hợp này.

Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Niger, đã gặp gỡ các đại diện của cuộc đảo chính vào ngày 7/8 và kêu gọi họ đảo ngược hành động của mình. Nhưng bà Nuland đã bị từ chối gặp tổng thống bị phế truất, Mohamed Bazoum, và sau đó bà thừa nhận rằng chính quyền quân sự dường như không muốn đảo ngược các động thái của họ.

Các quan chức Pháp chỉ ra rằng đó là một ví dụ về việc can dự quá nhanh. Một quan chức Mỹ thừa nhận rằng một số đồng minh không hài lòng với chuyến đi của bà Nuland nhưng không cho biết đồng minh nào hoặc nêu chi tiết mối quan ngại của họ. Tuy nhiên, quan chức này bảo vệ nỗ lực can dự với những người lãnh đạo cuộc đảo chính ở Niger: "Cửa sổ cơ hội đang đóng lại. Chúng ta có nên để cơ hội đó đóng lại không? Hay là nên tạo ra một số mức độ linh hoạt?"

Ali El Husseini, một người Mỹ có quan hệ với chính quyền quân sự, cho biết các nhà lãnh đạo quân sự mới của Niger không tin tưởng Pháp, đặc biệt là vì các quan chức Pháp đang hành động như thể họ “không tồn tại”.

"Họ đổ lỗi cho người Pháp về áp lực mà Niger đang phải chịu từ các nước xung quanh, cũng như những gì họ coi là vấn nạn tham nhũng ở nước này, đổ lỗi cho Tổng thống bị lật đổ Bazoum về phần lớn vụ tham nhũng đó. Nhưng họ sẵn sàng thảo luận với Mỹ, quốc gia mà họ cho là ít phải nhượng bộ hơn", ông Husseini nói.

Trong khi Pháp và Mỹ vẫn liên kết chặt chẽ với nhau trong một loạt chủ đề, bao gồm cả cuộc xung đột ở Ukraine, một số điểm căng thẳng đã xuất hiện giữa hai “đồng minh lâu đời nhất” trong những năm gần đây.

Chúng bao gồm những khác biệt về quan hệ đối tác an ninh giữa Australia, Mỹ và Anh, quan hệ với Trung Quốc và Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ, điều mà các quan chức EU lo ngại sẽ "hút đầu tư" ra khỏi châu Âu.

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Adrienne Watson không phủ nhận căng thẳng giữa Pháp và Mỹ về Niger, nhưng nhấn mạnh rằng hai đồng minh tiếp tục đối thoại, cũng như với đại diện của các quốc gia châu Phi.

Ông Watson cho biết trong một tuyên bố: “Trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo việc trả tự do cho Tổng thống Bazoum và gia đình của ông ấy, đồng thời hướng tới con đường ngoại giao theo hiến pháp Niger để bảo vệ trật tự hiến pháp”.

Điện Elysée từ chối bình luận về những bất đồng giữa Mỹ và Pháp, nhưng cũng chính một nhà ngoại giao cấp cao của Pháp thừa nhận có sự khác biệt trong cách tiếp cận của các nước đối tác đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Niger.

Pháp đã cam kết hỗ trợ đầy đủ cho ECOWAS và trong các cuộc họp vào cuối tuần này, ECOWAS đã nhắc lại lời đe dọa dùng vũ lực nếu vẫn thất bại trong việc khôi phục nền dân chủ ở Niger. ECOWAS đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger và cho biết đã sẵn sàng can thiệp quân sự. Paris đã chỉ ra rằng họ sẽ xem xét yêu cầu hỗ trợ quân sự nếu ECOWAS chọn can thiệp vào Niger và yêu cầu giúp đỡ.

Pháp có 1.500 quân ở Niger. Việc họ từ chối rút khỏi nước này về mặt quân sự một phần là để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với chính phủ được bầu, chính phủ mà họ đã đạt được các thỏa thuận về việc đặt căn cứ quân sự của mình. Cuộc đảo chính ở Niger đặt dấu chấm hết cho một trong số ít quan hệ đối tác vững chắc mà Paris vẫn có trong khu vực, sau khi Paris buộc phải rút quân khỏi các hoạt động chống khủng bố ở Mali và Burkina Faso.

Trong khi đó, quan chức Mỹ cho biết Washington đã nói rõ với ECOWAS rằng Nhà Trắng ưu tiên ngoại giao hơn. Mỹ có 1.100 binh sĩ ở Niger, nơi họ đã chi hàng trăm triệu USD để huấn luyện lực lượng an ninh chống lại các tổ chức khủng bố. Niger là một phần quan trọng trong chiến lược chống khủng bố tổng thể của Mỹ, đặc biệt là trước sự trỗi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan ở châu Phi.

Không giống như Pháp, Mỹ vẫn chưa chính thức coi việc lật đổ Tổng thống Bazoum là một cuộc đảo chính, vì như vậy sẽ kích hoạt một đạo luật có thể dẫn đến việc chấm dứt viện trợ quân sự của Mỹ cho quốc gia châu Phi này, mặc dù có thể có các trường hợp ngoại lệ.

Mỹ đã tạm dừng một số chương trình kinh tế và an ninh để gây sức ép buộc chính quyền quân sự khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum. Washington coi viện trợ của mình là đòn bẩy, nhưng cũng lo lắng rằng việc ngừng viện trợ hoàn toàn có thể đồng nghĩa với việc mất đi đòn bẩy đó.

Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.