Nỗ lực bảo tồn loài 'khủng long 6 sừng' của Mexico

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM) đã triển khai chương trình bảo tồn loài axolotl trong môi trường sống tự nhiên của loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này.
Nỗ lực bảo tồn loài 'khủng long 6 sừng' của Mexico

Được coi là một trong những loài động vật kì lạ nhất thế giới với khả năng tự tái tạo các mô và cơ quan bị tổn thương, axolotl, hay còn có tên khác là kì giông Mexico hay khủng long 6 sừng, là một biểu tượng của Mexico.

Viện Sinh học UNAM hiện đang nghiên cứu thúc đẩy sinh sản của loài lưỡng cư này trên các kênh đào ở thủ đô Mexico City. Mặc dù ngày càng có ít bằng chứng cho thấy sự tồn tại của các quần thể hoàn chỉnh, các nhà khoa học tin rằng quận Xochimilco, nổi tiếng với hệ thống kênh và các đảo nổi chinampa, vẫn là nơi loài đặc hữu này sinh sống nhiều nhất.

Theo chính quyền địa phương, hiện vẫn còn 185 km kênh và 2.700 ha đảo chinampa là nơi kì giông Mexico sinh sống. Thị trưởng quận Xochimilco Carlos Acosta cho biết các con kênh được làm sạch “còn hơn cả đường phố”, và nhấn mạnh việc làm sạch nước còn tốn kém hơn công sức thu gom rác của các hộ gia đình.

Loài axolotl, với tên khoa học là Ambystoma mexicanum, thường là đối tượng của các nghiên cứu y học và sinh học về khả năng tái tạo các bộ phận bị tổn thương của cơ thể. Tuy nhiên, nhiều khía cạnh trong cuộc sống của những loài lưỡng cư này vẫn còn là một ẩn số.

Norma Moreno Mendoza, chuyên gia thuộc Viên Nghiên cứu Y sinh UNAM, cho rằng để bảo tồn loài này cần tìm hiểu điều kiện và các cơ quan sinh sản của chúng. Đến nay mới chỉ có mô tả về hình thái các bộ phận này, chứ chưa có mô tả về chức năng.

Theo cơ quan quản lí môi trường Mexico City, hiện ở vùng đất ngập nước thuộc quận Xochimilco có khoảng 100 cá thể axolotl/km2. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát thực địa do UNAM tiến hành năm 2019 chỉ ghi nhận 35 cá thể/km2.

Ruben Rojas, chuyên gia thuộc Viện Sinh học UNAM, nhận định các con kênh chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm nguồn nước, quá trình phát triển đô thị và nhất là sự xâm nhập của các loài ngoại lai khiến số lượng axolotl giảm dần, đến mức trong những năm gần đây loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Theo biên niên sử của nhà khoa học Alexander Von Humboldt, axolotl từng sinh sống nhiều ở Mexico thời kì tiền Tây Ban Nha. Sau cuộc xâm lăng của người Tây Ban Nha năm 1521, loài này phân bố chủ yếu trong 7 khu vực hồ ở Thung lũng Mexico, gồm Zumpango, Texcoco, Mexico, Xaltocan, Xochimilco, Chalco và Mixquic.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.