Nỗ lực cao nhất để cứu bệnh nhân COVID-19 nặng

[Ngày Nay] - Tính đến ngày 17/8, riêng tại tâm dịch Đà Nẵng đã có 53 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số đó, có một số bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, phải can thiệp ECMO, thay huyết tương cũng được cứu sống ngoạn mục.
Đoàn các giáo sư tham gia hội chẩn điều trị bệnh nhân nặng tại BV Trung ương Huế.
Đoàn các giáo sư tham gia hội chẩn điều trị bệnh nhân nặng tại BV Trung ương Huế.

Khi dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng, một số bệnh viện đã được lựa chọn để điều chuyển các bệnh nhân nặng như BV Trung ương Huế, BV Phổi Đà Nẵng, BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Để kịp thời chi viện, hỗ trợ cho các bệnh viện trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, hạn chế tối đa tử vong, Bộ Y tế đã liên tục cử các đoàn chuyên gia đến vùng dịch.

Trước đó Bộ Y tế đã cử 6 bác sĩ chuyên khoa giỏi về Hồi sức cấp cứu, tim mạch, truyền nhiễm có nhiều kinh nghiệm trong điều trị COVID-19 từ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương và BV trường Đại học Y Hà Nội tăng cường cho BV Trung ương Huế.

Tuy nhiên, với diễn biến khó tiên lượng và trở nặng nhanh của một số bệnh nhân, với tinh thần huy động mọi nguồn lực để cứu chữa người bệnh, hạn chế thấp nhất người bệnh tử vong, quyết tâm đẩy lùi và chiến thắng đại dich, Bộ Y tế đã cử thêm các giáo sư ngày 13/8, Bộ Y tế cử GS.TS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng; GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương; PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội vào BV Trung ương Huế cơ sở 2-nơi tập trung nhiều các ca bệnh nặng của đợt dịch bùng phát trở lại này để cùng các chuyên gia, tiếp tục nâng cao năng lực cấp cứu điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân có tiên lượng rất nặng.

Ngay sau khi vào Huế, các giáo sư đã thảo luận với Ban giám đốc bệnh viện và các bác sĩ trực tiếp theo dõi, điều trị cấp cứu bệnh nhân để nắm bắt tình hình diễn biến của các bệnh nhân, tình hình nhân lực, kỹ năng chăm sóc, cấp cứu người bệnh.

Trực tiếp tham gia hội chẩn, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng, TS.BS Đỗ Ngọc Sơn, Phó khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai cho biết: Những bệnh nhân nặng đều là các ca nhiễm trên nền bệnh lý rất nặng, phần lớn người bệnh đều mắc bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận hoặc chạy thận nhân tạo chu kỳ và các bệnh lý khác như suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì.

Đối với những bệnh nhân này, việc nhiễm COVID-19 đã làm tổn thương tạng tăng lên vì trước đó bản thân họ có những tổn thương. Khi không may mắc COVID-19 đã làm các tổn thương đó nặng hơn... Đó là những lý do vì sao khi điều trị các ca bệnh trên nền bệnh nhân mắc các bệnh lý nặng sẽ rất khó khăn. Đặc biệt đối với những bệnh nhân suy đa tạng, cần sự hỗ trợ rất nhiều của các kỹ thuật hồi sức thậm chí nhiều người trong đó đã phải làm ECMO (tim, phổi nhân tạo) là kỹ thuật cao cấp để duy trì chức năng tuần hoàn và hô hấp cho người bệnh…

Theo TS Đỗ Ngọc Sơn, trong đoàn công tác của Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng có rất nhiều chuyên gia về ECMO, thận nhân tạo, điều trị sốc, điều trị bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra, còn có các chuyên gia đầu ngành về tim mạch, đái tháo đường, thận.

Bên cạnh lực lượng giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng tham gia hội chẩn, điều trị cho bệnh nhân còn có lực lượng khác âm thầm thực hiện công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện để tránh lây nhiễm chéo.

Là người được điều đến Đà Nẵng ngay từ khi dịch mới xảy ra, TS.BS Trương Anh Thư, Phó khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, BV Bạch Mai đã đi khắp các BV tại Đà Nẵng để khảo sát lại toàn bộ công tác từ sàng lọc, phân luồng, cách ly cho bệnh nhân cũng như những biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn đã triển khai trong các bệnh viện bệnh viện. BS Thư chia sẻ, lúc đầu vào kiểm soát thấy nhiều vấn đề bất cập nên khi hướng dẫn, tập huấn chị hay chỉ ra chỗ này chưa được, chỗ kia còn bẩn… làm nhiều người phật lòng. “Thế nhưng thấy chúng tôi cũng lao vào công việc, ngày ngày chia sẻ, động viên mọi người nên họ hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng công việc này, nên ai cũng cố gắng hoàn thành tốt công việc”.

Hướng dẫn cài đặt ứng dụng Bluezone - Truy vết tiếp xúc: Cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch COVID -19:

- Bước 1: Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này. Truy cập App Store (iOS) hoặc Google Play Store (Android) và tìm phần mềm tên Bluezone, sau đó nhấn tải về và cài đặt vào thiết bị.

- Bước 2: Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng truy cập.

- Bước 3: Về cơ bản, chỉ cần làm đến đây là các bạn đã có thể nhận được cảnh báo từ Bluezone.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.