Vào tháng 3 năm nay, Trương Âu Ảnh - nữ cầu thủ bóng đá nổi tiếng Trung Quốc đã từng giành chức vô địch Asian Games năm 1998, tham dự Thế vận hội Sydney năm 2000 và giành nhiều giải thưởng danh giá khác đột nhiên cảm thấy bị đau tức ngực. Sau khi đến bệnh viện và trải qua hàng loạt các cuộc kiểm tra, Trương Âu Ảnh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Dù luôn lạc quan, kiên cường chống lại bệnh tật nhưng cô vẫn không qua khỏi, từ trần vào ngày 2/12 ở tuổi 43.
Sau khi nghe tin Trương Âu Ảnh qua đời, tất cả mọi người đều ngỡ ngàng và đặt ra câu hỏi: Các vận động viên thể thao thường có chế độ sinh hoạt luyện tập vô cùng khắt khe, khoa học tại sao vẫn mắc bệnh hiểm nghèo?
Ngay lập tức ý kiến tranh cãi trái chiều về nguyên nhân mắc bệnh của Trương Âu Ảnh đã nổ ra. Nhiều người cho rằng việc vận động hằng ngày có thể duy trì chức năng tim phổi, điều này không có gì nghi ngờ. Tuy nhiên một khi vận động quá mức ngược lại sẽ tạo gánh nặng cho phổi dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau.
Mọi người cần phải hểu điều này như thế nào?
Thứ nhất, chức năng chủ yếu của phổi là thúc đẩy và hình thành khí. Khí có 2 tác dụng chính. Một là điều khiển hô hấp. Hai là bơm máu vào tim, giúp tim hoạt động, đẩy máu đi khắp cơ thể. Khi chúng ta vận động, tim và nhịp thở tăng nhanh, cần lượng lớn máu lưu thông vô tình khiến phổi phải tăng cường độ làm việc, về lâu dài sẽ gây ra những tổn thương nhất định.
Thứ hai, khi mọi người tập thể dục, cần thiết phải đổ mồ hôi, chính là dạng cơ bản của dịch cơ thể. Có thể nói rằng mồ hôi đổ càng nhiều, tiêu thụ khí phổi càng lớn. Tiêu thụ quá nhiều dịch cơ thể, cũng chính là một loại gánh nặng cho phổi.
Đối với những vận động viên có cường độ luyện tập thường xuyên như Trương Âu Ảnh đồng nghĩa với việc phổi cần làm việc không ngừng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư. Tuy nhiên nhiều ý kiến lại phản bác điều này, vì khi phát hiện ra bệnh Trương Âu Ảnh đã 43 tuổi, không còn vận động nhiều như trước. Đồng thời, theo góc độ y học, ung thư phổi do nhiều nguyên nhân gây ra.
Hiện tại không thể khẳng định nữ vận động viên Trương Âu Ảnh bị ung thư phổi là do quá trình vận động trước đó hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng vận động với cường độ quá mạnh, cũng là nguyên nhân gây tổn thương phổi thậm chí có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng.
Vậy làm cách nào để nuôi dưỡng phổi một cách khoa học?
Ngoài việc vận động thích hợp, cách chăm sóc phổi dưới đây dựa trên y học cổ truyền Trung Quốc, được các chuyên gia khuyến khích duy trì thường xuyên:
- Mỗi buổi sáng thức dậy, hãy dành ít phút để tập hít thở thật sâu, hơi thở càng sâu càng chậm càng hiệu quả. Mỗi một hơi thở ra hít vào tối thiểu kéo dài khoảng 6 giây. Cách thở này rất tốt cho việc dưỡng phổi, nên làm đều đặn, đúng cách.
- Học cách nín thở để làm tăng công năng của phổi. Đầu tiên là bạn hít thở, sau đó nín thở càng lâu càng tốt, sau đó từ từ thở nhẹ ra. Nên lặp lại động tác này 18 lần mỗi ngày.
- Nên ăn thêm các loại rau củ trái cây tốt cho phổi, ví dụ như ngô, các loại dưa trái, cà chua, lê… Không hút thuốc, uống rượu, không ăn nhiều các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,... ngoài ra trong cuộc sống luôn cố gắng giữ tâm trạng thoải mái.