Nữ chiến binh Amazon trong thần thoại Hy Lạp có thật hay không?

0:00 / 0:00
0:00
Những nữ chiến binh thiện chiến đã từng chinh phạt khắp một vùng đất rộng lớn ở Biển Đen trong thần thoại Hy Lạp là có thật hay chỉ là những nhân vật hư cấu trong thần thoại Hy Lạp?
Một hình ảnh minh họa các chiến binh Amazons trong chiến đấu, từ Bộ sưu tập des vases grecs de le Comte de M Lamberg, quyển II, Bảng 17, Paris, từ năm 1813 đến năm 1824, của Alexandre de Laborde.
Một hình ảnh minh họa các chiến binh Amazons trong chiến đấu, từ Bộ sưu tập des vases grecs de le Comte de M Lamberg, quyển II, Bảng 17, Paris, từ năm 1813 đến năm 1824, của Alexandre de Laborde.

Các nhà sử học ngày nay cho rằng những nữ chiến binh Amazon lần đầu tiên xuất hiện trong thơ của Homer vào thế kỷ VIII trước Công nguyên chỉ là những nhân vật tưởng tượng. Nhưng vào những năm 1990 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ học bắt đầu tìm thấy những bộ xương cổ của phụ nữ được chôn trong những ngôi mộ chiến binh ở vùng này.

Nhà nghiên cứu Adrienne Mayor ở Trường đại học Stanford, Mỹ, cho biết một số bộ xương có dấu vết thương tích do chiến trận, như là đầu mũi tên còn găm trong xương, hoặc được chôn cùng các vũ khí giống như vũ khí được các chiến binh Amazon sử dụng theo như mô tả trong các tác phẩm nghệ thuật cổ của Hy Lạp.

Nhờ có các phát hiện khảo cổ, ngày nay chúng ta biết được rằng những truyền thuyết về chiến binh Amazon vốn được coi là hư cấu nhưng thực ra có chứa đựng những chi tiết chính xác về những người phụ nữ du mục trên thảo nguyên, những người đã từng là nguyên mẫu của các nữ chiến binh Amazon huyền thoại.

Những chiến binh du mục này là một phần của những bộ lạc người Scythian xưa kia, những bậc thầy về cưỡi ngựa và bắn cung. Họ sống trên khắp những thảo nguyên Á-Âu, trải dài từ Biển Đen đến tận Trung Quốc, vào khoảng thời gian từ năm 700 trước Công nguyên đến năm 500 sau Công nguyên.

Người Scythian là một dân tộc mạnh mẽ, cứng cỏi. Họ rất giỏi uống rượu nguyên chất, không như người Hy Lạp thường pha rượu vang với nước, biết làm lên men sữa ngựa và lấy cao cây gai dầu làm thức ăn bổ dưỡng. Những thi thể xác ướp người Scynthian được bảo quản trong băng vĩnh cửu cho thấy họ có rất nhiều hình xăm động vật trên cơ thể.

Các tổ chức xã hội người Scynthian không phải chỉ có phụ nữ như mô tả trong thần thoại Hy Lạp, mà đơn giản là những hội nhóm của những người phụ nữ có cách sống như nam giới. Về cơ bản, một số phụ nữ, nhưng không phải tất cả, có tham gia săn bắn và chiến đấu cùng nam giới.

Trong hoàn cảnh sống, chiến đấu trên những vùng thảo nguyên rộng lớn và khắc nghiệt thì sự cộng tác, bảo vệ lẫn nhau là vô cùng cần thiết, bất chấp tuổi tác và giới tính của những người cùng nhóm. Người ta đã tìm thấy những bộ xương của các nữ chiến binh từ 10 đến 45 tuổi ở những nơi chôn cất người Scynthian.

Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã xác định được hơn 300 nữ chiến binh được chôn cùng với ngựa chiến và vũ khí, và mỗi năm họ lại phát hiện thêm những dấu tích mới.

Người Scynthian không phải tộc người duy nhất có phụ nữ tham gia săn bắn và chiến đấu, và người Hy Lạp cũng không phải dân tộc duy nhất kể những câu chuyện về các chiến binh Amazon và những phụ nữ sống như chiến binh Amazon.

Trong những câu truyện được kể từ xa xưa ở Rome, ở Ai Cập, Bắc Mỹ, Ả Rập, Lưỡng Hà, Ba Tư, Trung Á, Ấn Độ và Trung Quốc, đều có những câu chuyện rất thú vị, một số là chuyện hư cấu và một số dựa trên sự kiện có thật, nói về những người phụ nữ sống như chiến binh Amazon. Và phụ nữ tham gia vào chiến đấu thì có ở khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam cho đến những miền đất của người Viking, cả ở châu Phi và châu Mỹ.

Cái tên "sông Amazon" ở Nam Mỹ cũng có liên quan đến một trong những câu chuyện về các chiến binh xưa kia. Theo từ điển mở Encyclopedia Britannica, một người lính Tây Ban Nha tên là Francisco de Orellana, được cho là người châu Âu đầu tiên khám phá vùng Amazon vào năm 1541, đã đặt tên cho con sông như vậy sau khi anh bị các nữ chiến binh tấn công, những người mà anh ví như những chiến binh Amazon trong truyền thuyết mà chúng ta được nghe kể ngày nay về những người Scynthian.

Theo Dân Trí
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.