Núi lửa phun trào dung nham cao 1.500 m

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Etna - ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất châu Âu, đã gây ra một trong những vụ phun trào nổi bật nhất trong nhiều thập kỷ.
Cột tro bụi và dung nham trên núi Etna. Ảnh: The Guardian
Cột tro bụi và dung nham trên núi Etna. Ảnh: The Guardian

Những vụ phun trào ngoạn mục của núi Etna, cao hơn 3.000 m, đã đạt đến đỉnh điểm vào thứ Hai tuần này khi phun các cột dung nham cao đến 1.500 m, khiến nhiều chuyên gia phải cảm thấy kinh ngạc.

Ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở châu Âu đang phun ra dung nham nóng chảy và một lượng lớn tro bụi, lan tới tận Catania.

Ông Marco Neri, một chuyên gia về núi lửa và là thành viên của Viện Vật lý Địa cầu Italia ví von núi lửa Etna đang trình diễn một chương trình ánh sáng.

Núi lửa phun trào dung nham cao 1.500 m ảnh 1

Dung nham núi lửa Etna nhìn từ thành phố Catania.

“Đây chắc chắn là vụ nổ lớn nhất ở miệng núi lửa phía nam được phát hiện vào năm 1971. Chúng tôi đã không thấy những vụ nổ cao như vậy trong nhiều năm. Hiện tại, vụ phun trào không gây nguy hại tới người dân, ngoài việc tro bụi có thể gây khó thở trong vài giờ", ông Neri cho biết.

“Đó chắc chắn là một trong những vụ phun trào ngoạn mục nhất trong những thập kỷ gần đây”, ông Boris Behncke, nhà núi lửa học tại Viện Vật lý Địa cầu cho biết. “Nhưng vụ phun trào nằm trong hoạt động bình thường của ngọn núi lửa này. Etna đang làm những việc rất bình thường, ngay cả khi mọi thứ dường như lớn hơn, mạnh hơn, sặc sỡ hơn và đe dọa hơn”.

Núi lửa phun trào dung nham cao 1.500 m ảnh 2

Mặt trăng bị dung nham và khói bụi che mờ. Ảnh: AP

Theo các nhà khoa học, núi lửa Etna đang phun ra magma nguyên thủy, một thuật ngữ dùng để chỉ các loại magma có thành phần thay đổi ít so với thành phần của lớp phủ Trái đất nơi chúng hình thành. Vì lý do này, nó có khả năng tạo ra những vòi phun dung nham cao ấn tượng.

“Loại magma này đã từng được nhìn thấy trước đây và đây là thứ tạo ra những vòi phun dung nham rất cao. Vào năm 1789, các vòi phun dung nham đã đạt đến độ cao 3.000 m. Người ta nói rằng dung nham thắp sáng bầu trời đến mức có thể đọc được chữ ngay cả vào ban đêm", ông Behncke nói.

Các vụ phun trào thường xuyên của núi Etna đôi khi đã thay đổi cảnh quan khu vực đông nam đảo Sicily.

Lần phun trào dài nhất được ghi nhận xảy ra vào tháng 7 năm 1614, khi các hoạt động núi lửa kéo dài 10 năm và thải ra hơn 1 tỷ m3 dung nham, có diện tích 21 km2.

Vụ phun trào được biết đến nhiều nhất và có sức hủy diệt lớn nhất xảy ra vào năm 1669, khi dung nham, kèm theo động đất, chôn vùi hàng chục thị trấn và thậm chí tràn ra biển.

Theo The Guardian
Giá điện về mức âm ở một số nước châu Âu
Giá điện về mức âm ở một số nước châu Âu
The Guardian ngày 29/6 cho biết tại một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), giá điện giảm xuống mức âm trong ngày do năng suất các nguồn năng lượng tái tạo (RES) tăng và nhu cầu sưởi ấm hoặc làm mát thấp trong bối cảnh thời tiết dễ chịu.
Bức tranh 'xám' về ô nhiễm môi trường ở Hà Nội
Bức tranh 'xám' về ô nhiễm môi trường ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Trong hồi ức của PGS.TS Vũ Thanh Ca (khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), Hà Nội những năm 90 bẩn và nhiều rác khủng khiếp. Năm 1994, khi “tháp tùng” cán bộ Nhật Bản sang Việt Nam làm một dự án của nước ngoài, ông đã cực kì xấu hổ vì khắp nơi đâu đâu cũng thấy rác…