Ô nhiễm nghiêm trọng tại kênh hào thành cổ Vinh

Thành cổ Vinh nằm trên địa bàn phường Cửa Nam, thành phố Vinh (Nghệ An), là Di tích lịch sử cấp quốc gia, điểm đến của du khách mỗi khi tới Nghệ An. Tuy nhiên, nhiều năm qua, kênh hào thành cổ Vinh bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến cuộc sống của các hộ dân xung quanh bị đảo lộn. 
Nước trên kênh hào thành cổ Vinh có một màu đen ngòm, đóng váng, bốc mùi rất hôi thối.
Nước trên kênh hào thành cổ Vinh có một màu đen ngòm, đóng váng, bốc mùi rất hôi thối.

Kênh hào thành cổ Vinh được nhà Nguyễn xây dựng năm 1831, kiến thiết theo hình lục giác, hào bao quanh thành cổ sâu 3m, rộng 28m. Hiện nay, kênh hào là nơi thoát nước mưa và nước thải cho hàng ngàn hộ dân ở các phường Quán Bàu, Lê Lợi, Quang Trung và Cửa Nam của thành phố Vinh. 

Theo ghi nhận của phóng viên, dòng nước trong kênh hào thành cổ Vinh có màu đen ngòm, đóng váng, rác thải ứa đọng nhiều điểm trên mặt kênh, đặc biệt nước bốc mùi rất hôi thối. Nhiều người dân sống dọc hai bên kênh hào thành cổ Vinh cho biết, tình trạng ô nhiễm này đã diễn ra từ nhiều năm nay, song vẫn chưa được giải quyết.

Bà Nguyễn Thị Lưu, khối 2, phường Đội Cung, thành phố Vinh cho biết, tình trạng ô nhiễm khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn từ nhiều năm nay. Khi trời nắng, lượng nước thải cô đặc dồn lại từng khu vực một, khi trời mưa thì bốc mùi rất nặng. Không chỉ các hộ dân sống sát bên kênh hào thành cổ Vinh mà những hộ ở cách xa kênh hào khoảng 500 m vẫn thấy mùi hôi thối. Bà rất mong các cấp chính quyền sớm xử lý tình trạng ô nhiễm này để đảm bảo cảnh quan trong lành tại Di tích thành cổ Vinh và ổn định cuộc sống cho người dân ở xung quanh.

Ô nhiễm nghiêm trọng tại kênh hào thành cổ Vinh ảnh 1

Cống thu gom nước thải của các khu dân cư được đấu nối xả ra kênh hào thành cổ Vinh khiến tình trạng ô nhiễm kéo dài từ nhiều năm nay.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do mương và cống thu gom rác thải mới chỉ đáp ứng một phần số hộ dân cư xung quanh hào thành cổ. Nguồn nước cung cấp cho kênh chủ yếu là nguồn nước mương Nguyễn Thị Định. Tuy nhiên, mương Nguyễn Thị Định đang là tuyến mương thu gom nước mưa và nước thải của các hộ dân ở phường Đội Cung, Quang Trung, Lê Lợi, Đông Vĩnh... Khi lượng nước thải từ các khu dân cư đổ vào cộng với thời tiết ít mưa, lượng nước thải sẽ cô đặc dần và bốc mùi hôi thối. 

Trước đó, đầu năm 2016, Dự án nâng cấp và cải tạo mương xung quanh hào thành cổ Vinh đã được triển khai với tổng số vốn hơn 138 tỷ đồng. Dự án hoàn thành vào cuối năm 2018 với các hạng mục gồm: Cải tạo bờ kè, xây hệ thống đường quản lý, hệ thống điện chiếu sáng và cây xanh, hệ thống mương và cống tròn thu gom rác thải. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại kênh hào thành vẫn chưa được cải thiện.

Ô nhiễm nghiêm trọng tại kênh hào thành cổ Vinh ảnh 2

Rác thải ứ đọng nhiều điểm trên mặt kênh, nước bốc mùi rất hôi thối.

Ông Nguyễn Thành Vinh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Cửa Nam, thành phố Vinh, cho biết để hạn chế tình trạng ô nhiễm, phường đã tích cực tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, không vứt rác xuống dọc kênh hào; thường xuyên vớt rác, tổ chức nạo vét bùn thải tại một số khu vực lắng đọng dày. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm thì các tuyến mương đấu vào hào thành, cấp nước cho hào thành phải là nước mưa, không được lẫn nước thải của các khu dân cư như hiện nay. 

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Phong, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý tiểu Dự án phát triển đô thị Vinh (Nghệ An) cho biết, trước thực trạng trên, UBND thành phố Vinh đã giao các đơn vị, địa phương có giải pháp vận hành, bảo trì và nạo vét mương thoát nước ảnh hưởng tới việc thoát nước khu vực hào thành cổ Vinh. Cùng với đó, thành phố tuyên truyền người dân thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. 

Theo ông Phong, về lâu dài, thành phố sẽ đầu tư hệ thống mương cấp 2, cấp 3 đấu nối đến từng hộ dân nhằm thu gom nước thải tách riêng, không để thải chung nước thải của các hộ dân và nước mưa xuống kênh hào thành cổ Vinh như hiện nay.

Theo Báo Tin tức
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.