Ông chủ, giám đốc thành tài xế, bốc dỡ đồ cứu trợ Hà Nội ngày dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hoạt động thiện nguyện nhiều năm, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các thành viên nhóm Đại đoàn kết biết mình không thể đứng ngoài công tác hỗ trợ chống dịch.
Phần lớn thành viên nhóm thiện nguyện là chủ doanh nghiệp, nhà hàng tại Hà Nội. (Ảnh: Zing)
Phần lớn thành viên nhóm thiện nguyện là chủ doanh nghiệp, nhà hàng tại Hà Nội. (Ảnh: Zing)

Sáng sớm ngày 8/8, anh Dương Thế Anh (sinh năm 1977) cùng khoảng 8 tài xế thuộc nhóm thiện nguyện Đại đoàn kết khởi hành đến huyện Đan Phượng (Hà Nội) để mua 1 tấn gạo, hơn 200 phần quà gồm các nhu yếu phẩm.

Đến trưa, toàn bộ hàng được vận chuyển về đầu khu phố Bạch Đằng đang bị phong tỏa. Khoảng 16h, khi mồ hôi ướt đẫm lưng áo các thành viên cũng là lúc việc dỡ hàng mới hoàn tất. Các phần quà được nhóm nhờ lực lượng công an phường vận chuyển vào bên trong tặng người dân.

Nhiều ngày qua, các thành viên trong nhóm không nhớ nổi đã tổ chức bao nhiêu chuyến xe, hỗ trợ bao nhiêu món nhu yếu phẩm như vậy cho người dân.

Vốn phần lớn là những giám đốc doanh nghiệp, chủ cửa hàng, nay họ không ngại trở thành các tài xế, bốc vác đồ hỗ trợ lực lượng chống dịch, người dân khó khăn trong dịch bệnh.

“Nhẵn mặt” các chương trình thiện nguyện

Với khoảng 30 người hoạt động thường trực thời điểm này, các thành viên nhóm vốn thuộc CLB xe bán tải Việt Nam và là một nhóm nhỏ của Hội học sinh THPT tại Hà Nội niên khóa 1992-1995.

Từ cuối những năm 90, hội đã tiến hành các hoạt động thiện nguyện, từ xây dựng điểm trường, làm đường trên các vùng miền núi khó khăn đến hỗ trợ người nghèo làm kinh tế.

“Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt là ở làn sóng dịch thứ 4 diễn biến phức tạp, chúng tôi tập trung hơn vào việc hỗ trợ các hoạt động như vận chuyển hàng hóa ủng hộ miễn phí, liên tục quyên góp nhu yếu phẩm”, anh Thế Anh, chủ tịch nhóm thiện nguyện, nói với Zing.

Không chỉ vậy, ngay từ khi Hà Nội bắt đầu giãn cách, nhóm đã tặng hàng nghìn bộ đồ bảo hộ, ô loại lớn, nước uống tiếp sức cho lực lượng công an, thành viên chốt kiểm soát dịch ở thủ đô.

Ông chủ, giám đốc thành tài xế, bốc dỡ đồ cứu trợ Hà Nội ngày dịch ảnh 1
Ông chủ, giám đốc thành tài xế, bốc dỡ đồ cứu trợ Hà Nội ngày dịch ảnh 2
Ông chủ, giám đốc thành tài xế, bốc dỡ đồ cứu trợ Hà Nội ngày dịch ảnh 3
Ông chủ, giám đốc thành tài xế, bốc dỡ đồ cứu trợ Hà Nội ngày dịch ảnh 4
Các thành viên hỗ trợ công tác phòng chống dịch, ủng hộ nhu yếu phẩm cho người dân tại vùng phong tỏa, chốt kiểm soát và chở bệnh nhân miễn phí. (Ảnh: Zing)

Đối với phường Chương Dương và một số khu vực bị phong tỏa, hàng tấn gạo, rau củ, hàng trăm chai nước mắm, tạ cá khô cũng được gửi tặng người dân kịp thời.

Đặc biệt, hoạt động chở miễn phí người khó khăn điều trị tại các bệnh viện tiếp tục được duy trì trong bối cảnh thành phố giãn cách, nhiều phương tiện vận tải không được hoạt động. Các thành viên đều dùng xe cá nhân, tự bỏ tiền xăng, dầu và chuẩn bị đủ giấy tờ đi lại cần thiết khi tham gia.

Bất kể sáng sớm hay tối muộn, cứ nhận được yêu cầu nhờ giúp, người lớn tuổi nhất sinh năm 1971, trẻ nhất thuộc thế hệ 9X, lại sẵn sàng lên đường.

“Chúng tôi có một nhóm chat trên mạng xã hội. Mỗi khi có việc, tôi gửi thông báo chung vào nhóm, ai đi được sẽ xung phong. Các thành viên luôn trang bị đồ bảo hộ cá nhân, không tập trung quá 10 xe dù với chương trình gì. Ngoài ra, tiêu chí của nhóm là chỉ nhận chở bệnh nhân có đủ giấy tờ của bệnh viện để đảm bảo an toàn cho chính các thành viên”.

Những ông chủ “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”

Từ những người làm kinh doanh, ít khi động tay chân việc nặng nhọc, các thành viên nhóm Đại đoàn kết giờ thành thạo việc bốc vác, xếp dỡ hàng hóa và quen với việc di chuyển nhiều giờ mỗi ngày.

Ở mỗi chuyến đi, mọi người đều tranh thủ ăn, nghỉ luôn trên xe riêng, hạn chế tiếp xúc. Những ngày nắng nóng gần đây, chạy đôn chạy đáo khắp nơi trong bộ đồ bảo hộ, việc sụt cân, da sạm màu đi một chút với các thành viên là “chuyện thường”.

Ông chủ, giám đốc thành tài xế, bốc dỡ đồ cứu trợ Hà Nội ngày dịch ảnh 5

Các thành viên nhóm đều dùng xe cá nhân, tự lo tiền xăng, dầu đi lại. (Ảnh: Zing)

Dù tham gia hoạt động ý nghĩa, anh Thế Anh và các thành viên đôi lúc vẫn đối diện nhiều bình luận tiêu cực, mỉa mai cả ngoài đời và trên mạng xã hội: “Đúng là mấy ông bà ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, “Chắc làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi”, “Không biết có vấn đề gì không, xe hơi mua hàng tỉ bạc lại đem đi chở rau, chở mắm”...

“Chúng tôi nghe nhiều cũng thành quen, bỏ ngoài tai thôi. Có người nghi kỵ, nhưng cũng không ít người quan tâm, ủng hộ và luôn động viên chúng tôi trên hành trình này, đặc biệt là sự cổ vũ của gia đình, như vậy là đủ. Chúng tôi làm thiện nguyện từ cái tâm, cũng không mong nhận lại gì hay cần được công nhận, khen ngợi”.

Làm đến khi nào còn khả năng

Trên hành trình thiện nguyện, hoạt động để lại nhiều ấn tượng và cả tiếc nuối trong lòng anh Thế Anh là những lần chuyên chở bệnh nhân từ các bệnh viện.

“Cuối tháng 7, tôi đón một sản phụ từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về phường Đại Kim. Vừa sinh đứa con thứ 3, cô ấy chưa kịp về nhà thì Hà Nội thực hiện giãn cách. Suốt đoạn đường, người mẹ vừa khóc vừa liên tục cảm ơn.

Ông chủ, giám đốc thành tài xế, bốc dỡ đồ cứu trợ Hà Nội ngày dịch ảnh 6
Anh Thế Anh và nhóm sẽ duy trì hoạt động thiện nguyện đến khi còn khả năng. (Ảnh: Zing)

Đầu tháng 8, có hai anh em quê Ba Vì phải tự chăm nhau ở Bệnh viện Bạch Mai vì bố mất do tai nạn giao thông năm ngoái, mẹ bệnh nặng.

Giữa đêm, hai đứa gọi tôi nhờ chở về nhà gấp vì mẹ đang hấp hối. Khi chỉ còn cách nhà một đoạn, cuộc điện thoại báo người mẹ đã qua đời khiến hai anh em nín lặng, lòng tôi cũng chùng hẳn xuống, ước giá như mình được kết nối với hai em sớm hơn”.

Đối với người đàn ông đam mê thiện nguyện và đồng đội, mỗi chuyến xe như vậy cũng là một lần căng thẳng, mọi người đặt cược sức khỏe, sự an toàn của bản thân để giúp đỡ người khác. Song khi đã xác định đó là đam mê, anh và mọi người không hối tiếc.

Để có thể hỗ trợ nhiều bệnh nhân, người dân khó khăn ở thủ đô hơn, nhóm Đại đoàn kết đang tự bỏ tiền túi và tiến hành kêu gọi hỗ trợ kinh phí mua hai chiếc xe 16 chỗ, đăng ký hoán cải thành xe cứu thương. Dự kiến khoảng một tháng nữa, hai chiếc xe có thể đem vào sử dụng, các thành viên sẽ thay nhau lái.

“Giờ, chúng tôi chỉ mong có đủ sức khỏe để có thể tiếp tục giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn và lan tỏa tinh thần thiện nguyện đến nhiều người hơn. Đến khi nào không còn khả năng, sức lực, chúng tôi mới dừng lại”.

Theo Zing
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.