Ông Macron tiến hành cải tổ chính phủ Pháp

(Ngày Nay) - Việc nữ Thủ tướng Elisabeth Borne bất ngờ từ chức cho thấy chính quyền Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang chuẩn bị cho một cuộc cải tổ chính trị mới.
Ông Macron tiến hành cải tổ chính phủ Pháp

Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết bà Elisabeth Borne đã từ chức trong bối cảnh Tổng thống Emmanuel Macron đang tìm cách tạo động lực mới cho nhiệm kỳ thứ 2 của ông trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu và Thế vận hội Paris vào mùa Hè tới.

Trong lá thư từ chức của mình, bà Borne cho biết bản thân mình và Tổng thống Macron đã đồng ý trong cuộc gặp gần đây nhất rằng “việc tiếp tục cải tổ là cần thiết hơn bao giờ hết”.

Tổng thống Macron đã làm dấy lên suy đoán về một cuộc cải tổ Chính phủ hồi tháng 12 năm ngoái bằng cách hứa hẹn đưa ra một sáng kiến chính trị mới, sau khi Pháp chịu ảnh hưởng bởi những cuộc khủng hoảng chính trị sau các cải cách hưu trí và luật nhập cư gây tranh cãi trong năm 2023.

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu dự kiến ​​diễn ra vào tháng 6, với những người theo chủ nghĩa bài trừ đồng euro dự kiến sẽ ngày càng củng cố vị thế vào thời điểm công chúng bất mãn lan rộng trước chi phí sinh hoạt tăng cao và sự thất bại của các chính phủ châu Âu trong việc hạn chế dòng người di cư.

Tại Pháp, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đảng cầm quyền của ông Macron đang kém đảng của nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen khoảng 8 đến 10% trước cuộc bầu cử.

Suy đoán về một cuộc cải tổ chính phủ đã được bàn luận trong nhiều tuần kể từ khi Quốc hội Pháp thông qua các quy định nhập cư cứng rắn hơn, một cuộc chiến làm bộc lộ những rạn nứt sâu sắc trong phe trung dung của ông Macron.

Trong số những người được coi là ứng cử viên tiềm năng thay thế bà Borne có Bộ trưởng Giáo dục Gabriel Attal, 34 tuổi, và Bộ trưởng Quốc phòng Sebastien Lecornu, 37 tuổi. Nếu được bổ nhiệm, cả hai đều sẽ là thủ tướng trẻ nhất của Pháp.

Benjamin Morel, nhà phân tích chính trị, nhận định trên đài phát thanh Franceinfo: “Với hồ sơ trẻ, năng động, có khả năng giao tiếp tốt, tân thủ tướng sẽ là một nhà vận động. Điều này cho thấy ưu tiên của ông Emmanuel Macron là bầu cử hơn là thông qua các dự luật”.

Cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Julien Denormandie, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire và Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin, cũng được các nguồn tin chính trị nhắc đến như những lựa chọn khả thi.

Là một quan chức có giọng nói nhẹ nhàng, từng phục vụ nhiều bộ trưởng của Đảng Xã hội trước khi gia nhập chính quyền Macron, bà Elisabeth Borne, 62 tuổi, đã giữ chức Thủ tướng Pháp từ tháng 5 năm 2022. Bà là người phụ nữ thứ hai giữ chức vụ này.

Chính quyền Macron đã gặp khó khăn trong việc để đối phó với một quốc hội hỗn loạn hơn để thông qua luật kể từ khi mất đa số tuyệt đối ngay sau khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2022.

Các cố vấn của tổng thống Pháp cho biết Macron đã vượt qua được phần thách thức nhất trong tuyên ngôn kinh tế của mình trong 18 tháng đầu của nhiệm kỳ thứ hai, mặc dù không còn kiểm soát đa số tuyệt đối trong quốc hội.

Nhưng quyết định của ông Macron khi sử dụng quyền hành pháp vào năm ngoái để thông qua việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 64 gây tranh cãi đã gây ra nhiều tuần biểu tình bạo lực.

Cựu Thủ tướng Borne được biết đến với biệt danh "Bà 49.3" vì đã viện dẫn các quyền lực đặc biệt được quy định trong điều 49.3 của hiến pháp Pháp khoảng 23 lần để thông qua các dự luật.

Cuộc cải tổ có thể sẽ làm tăng thêm cuộc chạy đua trong phe của Macron để kế nhiệm ông trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2027, với cựu Thủ tướng Edouard Philippe, Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin và Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire đều được coi là những ứng cử viên tiềm năng.

Nhưng với việc bà Le Pen của phe bảo thủ đã dành 18 tháng qua tại quốc hội để nỗ lực xóa bỏ hình ảnh và đánh bóng uy tín của mình với tư cách là một tổng thống tiềm năng, nhiều chính trị gia giờ đây suy đoán rằng bà có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2027.

Theo Reuters
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.