Ông Nguyễn Đức Chung được đề nghị giảm án sau khi nộp 85 bằng khen

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - VKS đánh giá việc cựu chủ tịch Nguyễn Đức Chung nộp 85 bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương... là tình tiết mới nên đề nghị tòa phúc thẩm giảm một phần hình phạt.
Cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. - Ảnh: Thanh Niên
Cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. - Ảnh: Thanh Niên

VKS cho rằng quá trình điều tra và tại phiên toà, ông Chung chỉ thừa nhận có mối quan hệ bình thường với ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy. Ông không "mở đường" cho doanh nghiệp này trúng gói thầu số hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nhưng căn cứ các tài liệu thu thập được, VKS xác định Nhật Cường có mối "quan hệ mật thiết" với cựu chủ tịch Hà Nội. Từ lời đề nghị của Huy, ông Chung đã ba lần gọi điện cho cấp dưới là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Tứ (không kháng cáo) yêu cầu dừng đấu thầu. Việc này bị đánh giá đã tạo điều kiện cho Nhật Cường sau đó trúng hai gói thầu.

"Bởi vậy, tòa sơ thẩm quy kết ông Chung lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là không oan và mức án 3 năm cũng phù hợp", bản luận tội nêu.

Trong giai đoạn phúc thẩm, ông Chung được ghi nhận đã nộp 85 tài liệu là bằng khen, giấy khen kỷ niệm chương, huân chương trong thời gian công tác trong ngành công an và UBND Hà Nội; các bằng khen, giấy khen của bố, mẹ đẻ trong các hoạt động chữ thập đỏ, bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi, nạn nhân chất độc màu da cam... Ông nộp ba bộ hồ sơ thể hiện đang bị ung thư trực tràng di căn phổi.

Tại phiên toà hôm nay, VKS đánh giá dù vẫn kêu oan, ông Chung thành khẩn về các hành vi như cáo buộc nên được cho là "đã thành khẩn khai báo".

Nhận định đây là "những tình tiết giảm nhẹ mới", VKS đề nghị HĐXX xem xét chấp nhận một phần kháng cáo giảm nhẹ hình phạt cho ông Chung.

Đối với hai bị cáo Phạm Thị Thu Hường (cựu chánh văn phòng Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội) và Phạm Thị Kim Tuyến (cựu trưởng phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội), viện kiểm sát nhận thấy 2 người này đã thực hiện chỉ đạo của cựu giám đốc sở, lập hồ sơ khống và can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.

Hành vi của 2 nữ bị cáo cùng các đồng phạm khiến kết quả đấu thầu bị sai lệch. Hậu quả gây thiệt hại hơn 26 tỉ đồng cho Nhà nước.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến, Hường đã tích cực tác động gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả, bị cáo Tuyến nộp 2 tỉ đồng, Hường nộp 1,8 tỉ.

Các bị cáo tỏ thái độ thành khẩn thể hiện sự ăn năn, do đó viện kiểm sát cho rằng có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị bác toàn bộ kháng cáo.

Tại phần tranh luận chiều 12/7, HĐXX thông báo gia đình bà Tuyến vừa nộp thêm tiền để khắc phục hết hậu quả phần dân sự trong vụ án - 3,5 tỷ đồng.

Đại diện gia đình, chồng bà Tuyến trình bày việc nộp thêm tiền do được ông Chung động viên, thuyết phục và bạn bè cùng hỗ trợ tài chính. Từ đó, chồng bà Tuyến mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho ba bị cáo, "đặc biệt là ông Chung".

"Lý do gì ông lại xin giảm án cho ông Chung?", chủ toạ hỏi. Chồng bà Tuyến cho hay "vì ông Chung động viên nên gia đình mới hoàn thành nghĩa vụ dân sự".

Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2016 đến 2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội làm chủ đầu tư hai gói thầu số hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh trên địa bàn. Khi Sở chuẩn bị đóng gói thầu năm 2016, theo nhờ vả của Tổng giám đốc Nhật Cường Bùi Quang Huy (đã bỏ trốn), ông Chung chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đình chỉ gói thầu vào phút chót.

Lúc mở thầu lại, Công ty Nhật Cường bố trí "quân xanh" nên trúng thầu cả hai gói thầu số hóa năm 2016 và năm 2017, nhưng đều bán lại cho Công ty Đông Kinh để hưởng lợi bất chính gần 20 tỷ đồng.

HĐXX xác định các bị cáo làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; chỉ 45% tài liệu được đẩy lên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, nhưng vẫn được Sở Kế hoạch và Đầu tư thanh toán 100% tiền công. Việc này gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26 tỷ đồng.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.