Panorama Mã Pì Lèng bề thế hơn trước: Bộ đề nghị Hà Giang làm rõ

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Dư luận xôn xao việc Panorama Mã Pì Lèng chỉnh trang sau vi phạm lại bề thế hơn công trình cũ. Bộ VH-TT-DL đề nghị Hà Giang làm rõ việc này.

Panorama Mã Pì Lèng sau khi chỉnh sửa gây tranh cãi
Panorama Mã Pì Lèng sau khi chỉnh sửa gây tranh cãi

Sau khi nhiều ảnh chụp Panorama Mã Pì Lèng lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người băn khoăn về quy mô công trình chỉnh sửa bề thế hơn công trình cũ. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, cho biết, đã giao Cục Di sản Văn hóa kiểm tra, xem xét.

Công trình nhà hàng, nhà nghỉ Panorama Mã Pì Lèng bê tông cốt thép với các sàn thép gồm 7 cấp xây bám theo địa hình khởi công tháng 4/2017, khánh thành 30/4/2019. Tổng mặt bằng hơn 500m2, xây dựng 80% thì bị dừng sau khi báo chí lên tiếng hồi đầu tháng 10/2019. Chính quyền huyện Mèo Vạc khi đó lập đoàn kiểm tra liên ngành còn Sở Xây dựng Hà Giang vào cuộc kiểm tra yêu cầu tháo dỡ, sau đó chuyển sang đề xuất cải tạo, chỉnh trang một phần.

Tháng 3/2020, UBND tỉnh Hà Giang chủ trì lấy ý kiến để chỉnh sửa công trình này thành điểm dừng chân ngắm cảnh. Tháng 7 vừa rồi chủ đầu tư bắt đầu chỉnh trang và tới nay đưa vào khai thác, thu hút đông đảo khách du lịch dừng chân ngắm cảnh và “check-in”.

Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa giải thích với PV Tiền Phong: Panorama Mã Pì Lèng nằm ngoài khu vực bảo vệ di sản danh lam thắng cảnh quốc gia Mã Pì Lèng, việc xử lý thuộc trách nhiệm UBND tỉnh và huyện Mèo Vạc. Trong nhiều văn bản trước đó, Bộ cũng nêu ý kiến về tổng thể thẩm mỹ, hình thức công trình không phù hợp cảnh quan thiên nhiên truyền thống, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong khu vực, gây cản trở đến tầm nhìn của du khách tham quan; ảnh hưởng đến môi trường khi công trình đi vào hoạt động mà chưa có đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ đề nghị Hà Giang cải tạo công trình phù hợp cảnh quan, kiến trúc truyền thống, không làm ảnh hưởng tới tầm nhìn toàn cảnh của không gian di sản, hài hòa với thiên nhiên, không tác động tiêu cực đến môi trường. Lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa cho biết, trong cuộc góp ý kiến chỉnh trang Panorama Mã Pì Lèng hồi tháng 3, các cơ quan quản lý và chuyên gia kiến trúc đều thống nhất quan điểm giữ công trình và cải tạo, chỉnh trang thành điểm dừng chân ngắm cảnh và không kinh doanh lưu trú. “Bộ sớm có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hà Giang thông tin rõ về công trình sau chỉnh sửa”, ông Trần Đình Thành cho biết.

Tranh cãi về công trình chỉnh sửa

Không ít người nhận xét Panorama Mã Pì Lèng sau khi chỉnh sửa có phần bề thế hơn công trình ban đầu. Phần mặt tiền sát với đường giao thông thay vì hai tầng nay biến thành như ba tầng. Màu sắc chất liệu xây dựng và ngói lợp âm dương theo góp ý của các chuyên gia nay lại cũng có chất liệu và kiểu dáng hoàn toàn khác.

Trước đó, tỉnh Hà Giang ủng hộ phương án đề xuất cải tạo công trình theo hướng giảm diện tích tường xây đặc, tăng cường không gian trống nhằm hạn chế tối đa việc cản trở tầm nhìn đồng thời sử dụng các vật liệu xây dựng đặc trưng, phù hợp với văn hóa các dân tộc địa phương và thân thiện với môi trường. Quy mô công trình sau cải tạo gồm 5 cấp, xây bám theo địa hình, cần tháo dỡ cấp 6 và cấp 7 có sàn thép phục vụ ngắm cảnh tại khu vực mỏm đá phía vực để đảm bảo an toàn.

Panorama Mã Pì Lèng bề thế hơn trước: Bộ đề nghị Hà Giang làm rõ ảnh 1
Phác thảo phương án được đưa ra lấy ý kiến chuyên gia hồi tháng 3

Lãnh đạo huyện Mèo Vạc khẳng định công trình này được chỉnh sửa, cải tạo đúng theo hồ sơ thiết kế thẩm định xin ý kiến trước đó ở hội nghị hồi tháng 3/2020. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng chủ đầu tư và kiến trúc sư cải tạo công trình dường như không thiện chí tiếp thu góp ý để có sản phẩm có thẩm mỹ và hợp lý nhất. Theo biên bản hội nghị hồi đầu tháng 3 tại Hà Nội, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng phối hợp nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ phương án cải tạo công trình gửi xin ý kiến chuyên gia trong tháng 3 trước khi tiến hành chỉnh sửa.

KTS Trần Đức Hợp, nguyên giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội nói, mới nhìn lướt qua công trình chỉnh sửa và “thấy tiếc”. Trần Đức Hợp là một trong những chuyên gia được mời tham góp ý kiến chỉnh sửa Panorama Mã Pì Lèng. Ông cho biết sau cuộc họp đó ông không được mời tham gia ý kiến gì thêm nữa. “Giá như tác giả KTS được chủ đầu tư mời cải tạo làm kỹ hơn, làm tới cùng bằng cách tham khảo hội đồng chuyên môn sâu hơn thì công trình sẽ khác”, ông nói.

Với kinh nghiệm giảng dạy mấy chục năm, tại hội nghị hồi tháng 3 KTS Trần Đức Hợp góp ý cần quan tâm tới tính nghệ thuật của công trình: “Tôi đề xuất công trình cần độc đáo, đơn giản, có ngôn ngữ kiến trúc, đặc biệt cần kiểm tra lại kết cấu công trình cho phù hợp bảo đảm độ an toàn, phòng cháy chữa cháy, môi trường”. Panorama Mã Pì Lèng chỉ là công trình nhỏ nhưng các chuyên gia kiến trúc đều cho rằng cần những người dày kinh nghiệm tham gia.

Ông Đặng Tiên Phong, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia Việt Nam trước đó cũng đề xuất nên nghiên cứu lập dự án đầu tư thành sản phẩm du lịch độc đáo tại Mã Pì Lèng. Kỳ vọng về điểm dừng chân ngắm cảnh có kiến trúc độc đáo hoặc hài hòa thiên nhiên dường như không thành.

Cần sớm xây dựng quy hoạch tổng thể


Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa cho rằng, từ kinh nghiệm xử lý Panorama Mã Pì Lèng, Hà Giang nên sớm có quy hoạch cụ thể ở khu vực danh thắng quốc gia này. Không riêng Panorama Mã Pì Lèng, trên cung đường này đã và đang xuất hiện những công trình tương tự của nhà dân. Panorama Mã Pì Lèng trở thành tiền lệ xấu, nhiều chuyên gia di sản và kiến trúc lo ngại tình trạng phá nát quy hoạch và ảnh hưởng cảnh quan tại cung đèo này.

Trong văn bản 4141, Bộ nêu: Nhằm phát huy giá trị cảnh quan của danh lam thắng cảnh quốc gia Mã Pì Lèng, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, đề nghị tỉnh Hà Giang xây dựng quy hoạch tổng thể mặt bằng khu vực danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng và vùng cảnh quan xung quanh phù hợp với nội dung 03 quy hoạch công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá đồng văn đã được Thủ tướng phê duyệt.

Trước đó, ông Phan Mai Dũng, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn hóa, Bộ Ngoại giao, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam khuyến nghị tỉnh xem xét lập dự án mang tính tổng thể cho cả cung đèo.

Theo Tiền Phong
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.