Petrolimex muốn thoái vốn, ai sẽ nắm quyền chi phối PGBank?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cổ đông lớn nhất của PGBank là Petrolimex mong muốn thoái vốn ngay trong năm 2021. Cuộc đua nước rút để trở thành người nắm quyền kiểm soát, điều hành, chi phối ngân hàng này đang nóng trở lại.
Petrolimex muốn thoái vốn, ai sẽ nắm quyền chi phối PGBank?

Năm 2020, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng vọt 212 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2019. Trong đó, riêng quý 4 năm 2020 đóng góp gần 90 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với mức lỗ gần 19 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019. PGBank không phải một ngân hàng xấu nhưng tới nay vẫn chưa hoàn thành thương mua bán sáp nhập, dù đã có ba ngân hàng tiếp cận, từ VietinBank, MSB đến HDBank.

Năm 2018, sau 2 năm đàm phán chủ trương sáp nhập VietinBank và PGBank đã được thông qua, hồ sơ sáp nhập và thỏa thuận hợp tác toàn diện cũng được ký nhưng cuối cùng đổ bể vào phút chót. Nguyên nhân chủ yếu là do hai ngân hàng không thống nhất được phương án sáp nhập cũng như các điều khoản liên quan tới giao dịch.

Hồi trung tuần tháng 5/2020, ông Hoàng Xuân Hiệp, một nhân sự cấp cao của Ngân hàng MCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) bất ngờ đầu quân cho PGBank và đảm nhiệm vai trò điều hành và xử lý các công việc của Khối Xử lý và Thu hồi nợ, Phòng Pháp chế và Tuân thủ.

Tháng 11/2020, PGBank bổ nhiệm ông Nguyễn Phi Hùng - nguyên Phó Tổng giám đốc MSB làm Quyền Tổng giám đốc PGBank.

Cũng trong năm 2020, một số cổ đông lớn của MSB vung tiền ồ ạt gom cổ phiếu PGBank

Sau hàng loạt các diễn biến trên, thị trường đã đặt dấu hỏi cho việc liệu PGBank sẽ sáp nhập vào MSB?

Động thái đưa người vào nắm giữ các vị trí then chốt rất quen thuộc trong các game “thâu tóm” ngân hàng, đôi khi, nó được coi là một tín hiệu cho thấy nhóm cổ đông nào đang đứng sau thương vụ mua bán, sáp nhập.

Tuy nhiên, trả lời Ngày Nay, đại diện MSB mới đây lại cho biết, các nhân sự cấp cao chuyển sang đảm nhiệm các vị trí then chốt tại PGBank sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động tại MSB do không còn phù hợp với kế hoạch kinh doanh ngân hàng, đặc biệt với kế hoạch thoái vốn tại FCCOM.

Tuyên bố này, ngầm phủ nhận đồn đoán doanh nhân Trần Anh Tuấn, ông chủ MSB, TNG sẽ thâu tóm PGBank. Nhưng đó chỉ là lời nói với báo giới, còn thực tế, giới thạo tin vẫn cho rằng “game” thâu tóm PGBank vẫn của nhóm cổ đông gần lớn, có nhiều liên quan tới đại gia giấu mặt nhưng đã phần nào lộ tiếng kia. Lời đồn rất có thể sẽ thành sự thực khi Petrolimex thoái vốn và nhóm cổ đông gần lớn này chính thức mua được thông qua đấu giá công khai.

Hiện Petrolimex đang sở hữu 40% vốn tại PGB. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2020, giá trị khoản đầu tư vào PGBank theo phương pháp vốn chủ sở hữu là 1.572 tỷ đồng và giá trị hợp lý là 2.056 tỷ đồng. Ngoài ra, cổ đông cũ ở Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười nắm giữ 15%, nhóm mới sở hữu khoảng 15%, nhóm của “đại gia” Trần Anh Tuấn (MSB) nắm giữ khoảng 10%, nhóm liên quan đến HDBank nắm giữ khoảng 5% cổ phần PGBank.

Tính đến tháng 3 năm 2021, PGBank đang nằm trong nhóm các ngân hàng có tài sản thấp nhất với 36,882 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 24 tháng 12 năm 2020, PGBank chính thức đưa 300 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.500 đồng/cổ phiếu. Giá của cổ phiếu này đã giảm còn 15.200 đồng giảm 1,94% so với khi niêm yết.

Sau 6 năm theo đuổi kế hoạch sáp nhập, PGBank không thành công với thương vụ nào. Hiện HĐQT PGBank có chủ trương củng cố hoạt động độc lập và không có kế hoạch đàm phán hay tìm kiếm đối tác khác.

Tuy nhiên, cổ đông lớn nhất của PGBank là Petrolimex vẫn thể hiện mong muốn thoái vốn ngay trong năm 2021. Và khi Petrolimex thoái hết vốn tại PGBank theo quy định, đại gia nào nắm giữ phần vốn thoái này sẽ nắm quyền chi phối Ngân hàng PGBank.

Cuộc đua thâu tóm PGBank đang nóng trở lại và nhìn từ các cuộc thâu tóm ngân hàng gần đây như thương vụ KienLongBank và Sunshine, có thể thấy, các đại gia bất động sản vẫn là người đứng đầu các cuộc đua do họ rất cần hạn mức tín dụng cho vay bất động sản.

Những doanh nghiệp BĐS sở hữu tới gần 50 dự án trải dài trong khắp cả nước như TNR của vợ chồng doanh nhân Trần Anh Tuấn rất cần vốn từ ngân hàng. Trong khi ngân hàng của ông Tuấn đang điều hành là MSB, tỷ lệ cho vay bất động sản tại MSB cao vượt trội so với các ngành nghề khác. Cụ thể tỷ lệ cho vay bất động sản tại MSB năm 2019, 2018, 2017 lần lượt là 23,65% (15.040 tỷ đồng), 40,01% (19.512 tỷ đồng) và 33,75% (12.223 tỷ đồng).

Thậm chí, so với các ngân hàng đứng đầu về cho vay bất động sản trên thị trường, tỷ lệ tại MSB vẫn cao hơn đáng kể.

Năm 2020, tăng trưởng tín dụng tại MSB lên tới 25,2%, cao gấp đôi mức bình quân của toàn thị trường. Điều đó có nghĩa tín dụng tại MSB đã tăng nóng, hết room.

Trong khi, PGBank còn rất nhiều dư địa cho tín dụng tăng trưởng. Chỉ tiêu cho vay khách hàng tại PGBank năm 2020 chỉ tăng 8,6%.

Những động thái bất thường trong các cuộc M&A ngân hàng gần đây, nhất là thông tin luồn rừng gom cổ phiếu thâu tóm PGBank cho thấy, nếu như Ngân hàng Nhà nước thiếu kiểm soát, một DN bất động sản hay cổ đông có phần vốn lớn tại DN đó, có vốn góp tại một ngân hàng rồi, vẫn có thể “thâu tóm” làm chủ thêm một ngân hàng nữa. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng sở hữu chéo trong lĩnh vực tín dụng, gây hệ lụy khôn lường cả vi mô và vĩ mô, nhất là khi nó bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm hay để che giấu tình trạng ọp ẹp về tài chính của các DN và ngân hàng có liên quan.

Việc sở hữu chéo giữa các Ngân hàng tạo điều kiện để cho các DN sở hữu Ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ Ngân hàng kia. Sở hữu chéo tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng, vô hiệu hóa các giới hạn và nguyên tắc an toàn tín dụng theo quy định hiện hành, nguồn vốn và các dòng tiền của các ngân hàng không được đánh giá đúng và giám sát chặt chẽ, sự thâu tóm bất hợp pháp thậm chí biến ngân hàng thành công ty gia đình hay chỉ của một vài cá nhân, đe dọa đổ vỡ lớn cho hệ thống chung.

Thực tế, MSB từng là cổ đông lớn của PGBank. Đầu năm 2019, lãnh đạo MSB tuyên bố đã bán số cổ phiếu này với giá 13.000 đồng/CP. Tuy nhiên, bên mua không được công bố dù rằng cả MSB và PGBank đều là những công ty đại chúng - nơi buộc phải công bố báo cáo các hoạt động cho cổ đông.

Ở một động thái khác, trách nhiệm được đặt ra với Ngân hàng Nhà nước khi gần đây liên tiếp có các thông tin thâu tóm cổ phần tại PGBank nhiều bất thường. Tuy nhiên, trả lời các nghi vấn của Ngày Nay, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp nhận một thông tin và trả lời bằng văn bản.

Thông tin từ Kiểm toán Nhà nước cho biết, PGBank nằm trong danh sách kiểm toán năm 2021 của đơn vị này cùng với 4 ngân hàng khác.

Ngày Nay tiếp tục cập nhật thông tin.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến hết quý 1/2021, có hơn 1,8 triệu tỉ đồng cho vay bất động sản, tăng cao hơn so với mức tăng bình quân, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Do đó, NHNN sẽ kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro này.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.