Phần Lan thông qua dự luật cho phép gia nhập NATO

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mục tiêu của Phần Lan là hoàn tất quy trình lập pháp về việc gia nhập NATO vào cuối nhiệm kỳ hiện nay của Thủ tướng Sanna Marin, trước thời điểm tổ chức bầu cử Hạ viện vào ngày 2/4 tới.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (trái) và người đồng cấp Thụy Điển Ulf Kristersson khẳng định cam kết gia nhập NATO.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (trái) và người đồng cấp Thụy Điển Ulf Kristersson khẳng định cam kết gia nhập NATO.

Quốc hội Phần Lan ngày 1/3 đã thông qua dự luật cho phép quốc gia này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Mục tiêu của Phần Lan là hoàn tất quy trình lập pháp về việc gia nhập NATO vào cuối nhiệm kỳ hiện nay của Thủ tướng Sanna Marin.

Theo kế hoạch vào ngày 2/4 tới, Phần Lan sẽ tổ chức bầu cử Hạ viện và Helsinki đang muốn sớm hoàn tất quy trình luật pháp này nhằm tránh nguy cơ ảnh hưởng đến việc gia nhập NATO do những khoảng trống chính trị có thể xảy ra sau bầu cử.

Phần Lan từng duy trì chính sách trung lập trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên sau khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine hồi tháng 2/2022, quốc gia Bắc Âu này đã quyết định cùng với nước láng giềng Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO.

Đến nay, đã có 28 trên tổng số 30 quốc gia thành viên NATO chấp nhận để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập tổ chức này.

Hai nước thành viên chưa nhất trí việc kết nạp là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đang được coi là trở ngại lớn hơn.

Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tuyên bố nước này có thể sẽ phê chuẩn trước cho Phần Lan và để lại trường hợp của Thụy Điển - quốc gia lâu nay vẫn bị Ankara cáo buộc là "không đủ cứng rắn" với các thành viên người Kurd và các nhóm vũ trang khác mà nước này liệt vào danh sách khủng bố.

Ngoài ra, vụ một nhân vật cực hữu đốt bản sao kinh Koran trong cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Stockholm vào tháng trước càng khiến Ankara lạnh nhạt với nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.