Phát hiện con đường cổ, niên đại hàng nghìn năm tại Di sản Mỹ Sơn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Viện Khảo cổ học phối hợp với Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn tổ chức thăm dò, khai quật, khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn tại phía Đông tháp K, thuộc quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Một con đường cổ, có niên đại hàng nghìn năm đã được tìm thấy trong cuộc khai quật, khảo cổ lần này.
Phát hiện con đường cổ, niên đại hàng nghìn năm tại Di sản Mỹ Sơn

Ông Nguyễn Công Khiết, Phó Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, đây là nền móng của con đường cổ có niên đại hàng nghìn năm vừa phát lộ. Kết cấu là đường đất dầm chặt, rộng 9 m, dài hơn 150 m, nằm ở khu vực phía Đông tháp K, dẫn vào quần thể di tích Mỹ Sơn.

Hiện, các chuyên gia chưa thể xác định chính xác tên gọi, chức năng, niên đại và chiều dài của con đường, nhưng có nhiều chứng cứ có thể xác định đây là con đường chính mà người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn để hành lễ, chứ không phải con đường du khách đang đi hiện nay.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quý, chủ trì khai quật, khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn tại phía Đông tháp K, thuộc quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn chia sẻ, với 220 m2 diện tích thăm dò, khai quật khảo cổ tại khu vực phía Đông tháp K có nhiệm vụ nghiên cứu, làm rõ một đoạn kiến trúc đường dẫn từ tháp K vào trung tâm Thánh địa Mỹ Sơn, Đoàn công tác đã thu được kết quả đáng ghi nhận.

Trong hố khai quật đã làm xuất lộ rõ cấu trúc của một đoạn kiến trúc đường dẫn phía Đông tháp K. Cấu trúc cắt ngang con đường rộng phủ bì 9 m gồm lòng đường và hai bức tường xếp gạch bo hai bên. Con đường dẫn từ phía Đông tháp K hướng vào các khu tháp E - F ở sâu bên trong thung lũng Mỹ Sơn. Tường bao được xây dựng bằng cách xây/xếp gạch thành hàng đôi ở hai bên, giữa nhồi thêm gạch vỡ. Tường có móng dưới to, sau đó xây thu dần lên mặt trên, với chiều rộng mặt trên khoảng 0,46m.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngoc Quý, căn cứ vào lượng gạch bị đổ trong các hố thăm dò, khai quật, có thể nhận định bức tường này không xây cao, chỉ như một bức tường phân chia giới hạn không gian phía trong và phía ngoài con đường. Di vật phát hiện không nhiều, nhưng qua một số hiện vật gốm men và đất nung, có thể thấy chúng nằm trong khoảng niên đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XII, trong trật tự địa tầng ổn định. Những di vật trên tiếp tục củng cố cho nhận định kiến trúc đường dẫn có niên đại thế kỷ XII, tương đương với niên đại tháp K.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quý đánh giá, kết quả thăm dò, khai quật đợt này khẳng định có một con đường dẫn bắt đầu từ tháp K đi vào khu trung tâm Thánh địa Mỹ Sơn ở thế kỷ XII, lần đầu tiên giới nghiên cứu khảo cổ - lịch sử trong nước và quốc tế được biết. Con đường này kéo dài trên 500 m, khởi đầu từ tháp K hướng đến khu vực sân trước khu tháp F. Kết quả thăm dò, khai quật trong hai năm 2023 - 2024 đã có thể xác định chắc chắn cấu trúc của con đường từ tháp K đến khu suối cạn ở về phía Đông - cách tháp K khoảng 150 m. Với kết quả nghiên cứu cập nhật trong đợt công tác này, có thể khẳng định đây là con đường thiêng, con đường dẫn Thần linh, Vua chúa và Tăng lữ Bà la môn giáo đi vào không gian thiêng Thánh địa Mỹ Sơn.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quý, kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ ở khu vực quanh tháp K đã làm phát lộ những vết tích của những công trình kiến trúc chưa từng được biết đến ở Mỹ Sơn trong lịch sử tồn tại của di tích từ trước đến nay. Việc nghiên cứu khảo cổ về hệ thống phế tích kiến trúc đường đi ở khu vực quanh tháp K nhằm làm hiện rõ con đường thiêng dẫn vào Thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm xưa là một việc làm rất cần thiết, góp thêm những tư liệu mới, góp phần nhận thức toàn diện hơn về không gian văn hóa - lịch sử - kiến trúc Mỹ Sơn.

Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.