Cụ thể, theo Cục Hải quan Hải Phòng, sản phẩm phụ kiện điện thoại nêu trên được Công ty TNHH MTV Hoàng Bảo Phát IMEX, có địa chỉ tại phường Tam Thanh, TP Lạng Sơn nhập khẩu ủy thác cho một doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội.
Điều đáng nói là khi làm thủ tục nhập khẩu, Công ty TNHH MTV Hoàng Bảo Phát IMEX xuất trình cho cơ quan Hải quan Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu E (xuất xứ Trung Quốc).
Tuy nhiên, khi khám xét container, lực lượng Hải quan phát hiện hàng nghìn phụ kiện điện thoại được in sẵn trên bao bì, sản phẩm tên tuổi, địa chỉ và cả trung tâm bảo hành của Công ty CP thương mại “TITAN” Việt Nam, là một doanh nghiệp trong nước.
Trên nhiều sản phẩm còn ghi sẵn dòng chữ “Made in Việt Nam” và cả ký hiệu mã vạch của Việt Nam (đầu mã vạch 893) |
Đặc biệt, trên nhiều sản phẩm còn ghi sẵn dòng chữ “Made in Việt Nam” và cả ký hiệu mã vạch của Việt Nam (đầu mã vạch 893).
Với thủ đoạn này, khi làm thủ tục, doanh nghiệp xuất trình C/O Form E của Trung Quốc nên lô hàng được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%. Nhưng sản phẩm lại thể hiện xuất xứ Việt Nam nên trường hợp doanh nghiệp bán hết lô hàng lại được hoàn thuế giá trị gia tăng 10%.
Hàng nghìn phụ kiện điện thoại được in sẵn trên bao bì, sản phẩm tên tuổi, địa chỉ và cả trung tâm bảo hành của Công ty CP thương mại “TITAN” Việt Nam |
Vì vậy, nếu không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chỉ riêng lô hàng này doanh nghiệp đã chiếm dụng hàng trăm triệu đồng tiền thuế của nhà nước. Không những vậy lô hàng có nguồn gốc nước ngoài, sử dụng C/O nước ngoài để được hưởng ưu đãi nhưng thực tế trên nhiều sản phẩm và cả bao bì đã được ghi sẵn nhãn mác của một công ty trong nước, thể hiện xuất xứ Việt Nam và toàn bộ hướng dẫn bằng tiếng Việt. Đó là dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
Đây là vụ việc phức tạp và hiện đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ.