Theo một tuyên bố từ NASA, WASP-79b quay quanh ngôi sao chủ của nó mất khoảng 3,7 ngày Trái đất và không nằm trong vùng có thể ở được.
Ngoại hành tinh này được chú ý bởi nó không có tán xạ Rayleigh là một loại tán xạ ánh sáng bởi các hạt hay các vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước rất nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng. Trong khi đó ở Trái đất lại có tán xạ Rayleigh là lý do cho màu xanh của bầu trời và tông màu vàng của Mặt trời.
"Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy một quá trình khí quyển không xác định mà chúng ta chưa tính đến trong các mô hình vật lý từng được biết đến. Một số đồng nghiệp của tôi cho rằng phát hiện này thực sự kì lạ”, nhà nghiên cứu Kristin Showalter Sotzen của Đại học Johns Hopkins cho biết.
Ngoài việc có bầu trời màu vàng, WASP-79b đặc biệt nóng với nhiệt độ trung bình khoảng 1648.889 độ C. Nó là một trong những ngoại hành tinh lớn nhất từng được quan sát. WASP-79b được xác định có khối lượng gấp đôi sao Mộc.
WASP-79b cũng có thể có những đám mây rải rác và sắt được nâng lên độ cao có thể kết tủa như mưa. Các nhà nghiên cứu bên cạnh đó còn phát hiện ra một ngoại hành tinh khác, WASP 76-b, được cho là có mưa sắt do nhiệt độ siêu nóng.
Các nhà nghiên cứu hiện không thực sự chắc chắn điều gì gây ra các hiện tượng của ngoại hành tinh mới được phát hiện bởi đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy điều này.
"Chúng ta cần quan tâm đến các hành tinh khác như này bởi vì nó có thể là dấu hiệu của các kiểu khí quyển đặc biệt mà hiện tại chúng ta không biết đến. Chúng ta chỉ có một hành tinh làm ví dụ nên không biết liệu đó có phải là một hiện tượng khí quyển liên quan đến sự tiến hóa của hành tinh đó hay không”, Sotzen giải thích.