Nghệ nhân Joseph Porcelli và các tác phẩm đèn kính màu độc đáo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Joseph Porcelli là một nghệ nhân đèn kính màu và một họa sĩ. Ông chuyên về thiết kế đèn kính màu đương đại, theo phong cách của Tiffany Studios, sử dụng các kỹ thuật cắt tỉ mỉ và ghép những mảnh kính lại với nhau qua khung kim loại tinh xảo, mạ đồng, đúc đồng và hoàn thiện patina nhiều lớp, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và tinh tế.
Chao đèn All-Over Bouquet (20") thiết kế năm 1980 của Joseph Porcelli, vốn không được ưa thích vì không phải đèn Tiffany nguyên gốc. Mọi chuyện thay đổi vào năm 2009, chiếc chao được đấu giá thành công tại Nhà James D Julia.
Chao đèn All-Over Bouquet (20") thiết kế năm 1980 của Joseph Porcelli, vốn không được ưa thích vì không phải đèn Tiffany nguyên gốc. Mọi chuyện thay đổi vào năm 2009, chiếc chao được đấu giá thành công tại Nhà James D Julia.
Nghệ nhân Joseph Porcelli và các tác phẩm đèn kính màu độc đáo ảnh 1

Chao đèn All-Over Bouquet (20")

Joseph Porcelli chia sẻ: "Tương tự như bất kỳ nghệ sĩ nào đến với sơn dầu, màu nước, acrylic, phấn màu hoặc điêu khắc..., tôi bị thu hút bởi màu sắc, đường nét, kết cấu và hình thức của thủy tinh, cũng như xúc cảm mà những tác phẩm hoàn thiện có thể đem tới cho người nhìn cũng như chính bản thân tôi".

Khi bắt đầu sự nghiệp năm 1971, Josephchỉ đơn giản là làm đèn để kiếm sống. Ông theo khóa đào tạo đầu tiên ở một xưởng sản xuất đèn tại New York, nơi ông có thể có được một công việc nuôi được bản thân, cho đến năm 1979. Ở đó và vào thời điểm đó, người ta nhấn mạnh vào chất lượng tay nghề và phương pháp sản xuất hiệu quả, hai khía cạnh này của nghề thủ công đã cung cấp nền tảng cho việc chế tạo đèn và tất cả các hoạt động làm thủy tinh của Joseph về sau.

Nghệ nhân Joseph Porcelli và các tác phẩm đèn kính màu độc đáo ảnh 2

Chao đèn Trellis (18') của Joseph

Theo thời gian, Joseph tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và phát triển các kỹ thuật cần thiết để biến một bản vẽ hoặc hình ảnh thành một thiết kế đèn, và đưa bản thiết kế đó thành một hệ thống sáng tạo, khả thi. Từ khi đó, việc chế tạo đèn đối với ông đã mang một ý nghĩa và chiều hướng mới quan trọng.

Năm 1979, Joseph trở thành một chuyên gia về đèn kính màu và mở ra Porcelli Studio (New York). Năm 1984, ông bắt đầu cộng tác cho Tạp chí Kính màu Chuyên ngành với tư cách một biên tập viên, đồng thời vẫn tiếp tục sự nghiệp như một nghệ nhân đèn của mình tại Porcelli Studio. Đến thời điểm hiện tại, Joseph Porcelli đã gây dựng được một sự nghiệp đồ sộ với thương hiệu cá nhân ấn tượng trong thế giới nghệ nhân đèn thủy tinh / kính màu cũng như trong lòng công chúng và giới mộ điệu, với việc xuất bản Tạp chí Nghệ nhân Kính (Glass Craftman), vô số triển lãm và giải thưởng khác nhau.

Nghệ nhân Joseph Porcelli và các tác phẩm đèn kính màu độc đáo ảnh 3

Joseph Porcelli là một nghệ nhân đèn kính màu và một họa sĩ. Ông sinh ngày 01/08/1950 tại Brooklyn, New York, là tác giả của hai cuốn sách về đèn kính màu "The Lampmaking Handbook" và "Jewels of Light".

Các tác phẩm được Joseph thiết kế và hoàn thiện từng không bán được chỉ bởi chúng không phải thiết kế Tiffany nguyên gốc (thiết kế của Tiffany Studio), nhưng rồi mọi chuyện đã thay đổi. Kể từ khi Chao đèn All-Over Bouquet (20") thiết kế năm 1980 của Joseph Porcelli được đấu giá thành công tại Nhà James D Julia, chứng tỏ được sức quyến rũ và giá trị của mình, Joseph đã tập trung vào những tác phẩm do chính ông lên ý tưởng.

Đèn kính màu là một hình thức nghệ thuật/thủ công đa chiều, là độc nhất vô nhị mang hơi thở độc đáo của Mỹ. Joseph cho biết, ông may mắn được đến với cộng đồng thủy tinh - kính vào một trong những thời kỳ thịnh vượng nhất của loại hình nghệ thuật này. Cuối thế kỷ 20 là thời kỳ của sự khám phá và đổi mới, thời điểm mà mọi khía cạnh của chế tác thủy tinh đều đang được quan tâm và phát triển trở lại. Không chỉ các kỹ thuật làm việc trong môi trường này đang được phục hưng, mà bản thân nguyên liệu thô của thủy tinh cũng đang tận hưởng sự tái sinh của sự sáng tạo và đổi mới vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Trong thế giới của đèn kính màu, sự phân biệt giữa các tác phẩm xa xỉ đắt tiền và những tác phẩm mô phỏng rẻ tiền thường nằm ở chất lượng nguyên liệu và sự tỉ mỉ trong quá trình sản xuất. Đèn kính màu cao cấp thường được làm từ kính màu có độ tinh khiết cao và có khả năng phản chiếu ánh sáng một cách lộng lẫy, tạo nên hiệu ứng thị giác đặc biệt. Các nghệ nhân lành nghề sẽ dành hàng giờ để cắt, mài, và ghép từng mảnh kính một cách hoàn hảo, đảm bảo mỗi đường nét đều mềm mại và mượt mà. Ngược lại, đèn kính màu giá rẻ thường được thương mại hóa, sản xuất hàng loạt, sử dụng kính màu có chất lượng thấp hơn và quy trình sản xuất ít công phu hơn. Mặc dù không thể sánh được với vẻ đẹp và độ bền của đèn kính màu cao cấp, nhưng chúng vẫn mang lại giá trị thẩm mỹ nhất định và phù hợp với những người có ngân sách hạn chế.

Hiện tại, Joseph Porcelli vẫn đang tiếp tục đam mê và cống hiến cho việc làm đèn kính màu cũng như truyền dạy lại những kỹ năng, kiến thức làm nghề của mình thông qua các khóa học được đăng tải trên website, facebook và youtube.

Một số tác phẩm của Joseph Porcelli:

Nghệ nhân Joseph Porcelli và các tác phẩm đèn kính màu độc đáo ảnh 4

Chao đèn Rose (22")

Nghệ nhân Joseph Porcelli và các tác phẩm đèn kính màu độc đáo ảnh 5

Chao đèn Bougainvillea (27") với Floor Base (đế đèn)

Nghệ nhân Joseph Porcelli và các tác phẩm đèn kính màu độc đáo ảnh 6
Chao đèn Bougainvillea (27")
Nghệ nhân Joseph Porcelli và các tác phẩm đèn kính màu độc đáo ảnh 7

Thiết kế Orchid (22")

Nghệ nhân Joseph Porcelli và các tác phẩm đèn kính màu độc đáo ảnh 8

Chao đèn "All over Rose" (22") màu vàng

Nghệ nhân Joseph Porcelli và các tác phẩm đèn kính màu độc đáo ảnh 9

Chao đèn Garland Bouquet (22")

Theo Joe Porcelli Studio
Ban tổ chức trao giải Nhì cho các tác giả.
Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc “Bài ca Điện Biên”
(Ngày Nay) - Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc “Bài ca Điện Biên”.
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Để “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”
(Ngày Nay) - Giữa dòng chảy cuộc sống, trong các mối tương quan trùng trùng điệp điệp của xã hội, có thể mọi thứ bị xô dạt và chúng ta cứ cho là mặc nhiên như thế, tới đâu thì tới, rồi phó mặc cho hoàn cảnh và xem đó là định mệnh.
Ảnh minh họa.
Ý nghĩa tụng kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư
(Ngày Nay) - Trí tuệ con người phải kèm theo lòng từ bi mới có thể phục vụ lợi ích cho nhân loại. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Dược Sư phát nguyện phát huy hiểu biết cao nhất để phục vụ cho người dân ở đó được hưởng cuộc sống sung sướng nhất.
Ảnh minh họa.
Gốc rễ của thiện và bất thiện
(Ngày Nay) - Thiện hay bất thiện trong thế gian có nhiều quan niệm, quy chuẩn khác nhau. Theo đạo Phật, thân làm ác (giết hại, trộm cướp, tà hạnh), miệng nói ác (nói dối, nói chia rẽ, nói thô ác, nói thêu dệt-dua nịnh), ý nghĩ ác (tham lam, sân hận, si mê) là bất thiện. Ngược lại là thiện.
Gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy
Gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy
Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy năm 2024 diễn ra từ ngày 19 - 21/5 tại Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Thủy (đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Sự kiện do UBND quận Bình Thủy phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức.
Tranh chân dung của Vua Charles gây tranh cãi
Tranh chân dung của Vua Charles gây tranh cãi
(Ngày Nay) - Hôm 14/5, Điện Buckingham công bố bức tranh chân dung chính thức đầu tiên của Vua Charles III kể từ khi ông đăng quang. Tuy nhiên bức họa này lại gây tranh cãi vì tông màu chủ đạo khác lạ.