Đèn kính màu - đâu là vẻ đẹp nguyên bản?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi đề cập tới đèn kính màu hay về nghệ thuật kính màu nói chung, giới mộ điệu ngày nay ít khi liên tưởng đến các bức tranh kính màu đồ sộ của nhà thờ kiến trúc Gothique với lịch sử 10 thế kỷ, mà thường nghĩ tới nghệ thuật kính màu Art Nouveau (tân nghệ thuật) - những bức tranh kính tráng lệ, những chiếc đèn lung linh, huyền ảo của Louis Comfort Tiffany.
Ảnh: Lillian Nassau LLC
Ảnh: Lillian Nassau LLC

Louis Comfort Tiffany (L.C.Tiffany) là một họa sĩ, một kỹ nghệ gia nổi tiếng trong lĩnh vực chế tác kính màu cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ông là người có công phát minh sáng chế ra hàng trăm loại kính màu nghệ thuật. Và vì vậy, ông cũng là một trong những người được coi là có nhiều bằng phát minh sáng chế nhất Hoa Kỳ đầu thế kỷ 20.

Mỗi chủng loại kính màu của Tiffany được quy định bởi sự biến hóa giữa các gam màu, giữa độ đậm nhạt, sáng tối, độ đục trong biến thiên, sự khác nhau trên bề mặt cũng như độ khúc xạ. Kính màu của ông được chế tạo thủ công rất cầu kỳ, chủ yếu dựa vào kinh ngiệm và tay nghề. Mỗi tấm kính đều đẹp như một tác phẩm nghệ thuật.

Bí quyết để tạo nên vẻ lộng lẫy hoặc lung linh bí ẩn của các tác phẩm tranh kính và đèn Tiffany bất hủ phụ thuộc chủ yếu vào cảm xúc và tài năng của nghệ nhân ở công đoạn thứ hai – công đoạn lựa chọn kính, cắt và lắp ráp hàng nghìn mảnh kính màu rời rạc.

Đèn kính màu - đâu là vẻ đẹp nguyên bản? ảnh 1

Đèn trạng nguyên, Tiffany Studio, khoảng năm 1906. Ảnh: Lillian Nassau LLC.

Khác với tranh kính màu được chiếu sáng chủ yếu bằng nguồn ánh sáng tự nhiên, giá trị mỹ thuật của những chiếc đèn kính màu phụ thuộc vào nguồn sáng phát ra từ bên trong mỗi chiếc chao đèn. Đèn Tiffany xuất hiện vào đầu thập niên 90 thế kỷ 19, là thời kỳ điện chiếu sáng chưa được phổ biến. Hàng trăm chiếc đèn do Tiffany Studio chế tạo trong giai đoạn này được tính toán để sử dụng trong điều kiện chiếu sáng của đèn dầu hỏa (chủ yếu là loại đèn Hoa Kỳ có bấc cỡ lớn, có độ sáng tương đương bóng đèn điện có công suất 10-20 Watt). Với ánh sáng này, những chiếc đèn Tiffany không đóng vai trò là vật chiếu sáng, mà trở thành những tác phẩm nghệ thuật kính màu được chiếu sáng.

Chính điều kiện chiếu sáng “nghèo nàn” này đòi hỏi các nghệ nhân cần tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong cách lựa chọn kính, thiết kế màu sắc, lựa chọn độ tương phản, từ đó tạo nên những chiếc đèn Tiffany hấp dẫn, ám ảnh và thu hút đến mức lạ kỳ.

Bước sang thập niên 20 thế kỷ 20, đèn dầu đã được thay thế bởi những chiếc bóng điện sáng lóa, đây cũng là lúc Tiffany Studio bắt đầu gặp khó khăn trong cơn bão suy thoái kinh tế. Không mấy ai quan tâm hoặc thắc mắc về sự kỳ lạ của những chiếc đèn Tiffany xài bóng đèn điện. Đồng thời, sự biến mất của đèn dầu hỏa kéo theo sự ra đi vĩnh viễn vẻ đẹp bản nguyên mê hoặc của những chiếc đèn kính màu Tiffany cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Rất may mắn, trong giai đoạn này đã có một hãng nghệ thuật kính màu - hãng FAG, một đối tác gần gũi của L.C.Tiffany - đã dành sự quan tâm và thử nghiệm nhằm khôi phục lại giá trị thẩm mỹ nguyên gốc của nghệ thuật đèn Tiffany. Hãng FAG ra đời năm 1924, đi sau Tiffany Studio cả hai thế hệ, và lại đúng vào giai đoạn kinh tế khó khăn. Người chủ hãng rất hâm mộ Tiffany, cũng được ông coi là đối tác tin cậy trong việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm kính màu. Sau khi Tiffany qua đời, năm 1932, FAG đã thử chế tác một số mẫu đèn Tiffany theo đúng kiểu dáng của Tiffany Studio. Các nghệ nhân FAG đã tính toán rất kỹ lưỡng cách thức sử dụng kính màu, sao cho những chiếc đèn kính màu dù được chiếu sáng bằng ánh sáng điện nhưng vẫn có thể đem lại hiệu ứng như được chiếu sáng bằng đèn dầu hỏa. Đây chính xác là một nỗ lực "tái sinh" cho vẻ đẹp thời kỳ đầu của L.C.Tiffany.

Để thể hiện sự tôn trọng đối với L.C.Tiffany, sau khi Tiffany Studio đóng cửa vào năm 1938, hãng FAG gần như đã dừng sản xuất những chiếc đèn theo mẫu của Tiffany Studio, chuyển hướng sản xuất các hệ thống kính màu phục vụ kiến trúc và chuyển sang phương pháp sản xuất hàng loạt các sản phẩm thủy tinh dân dụng.

Đèn kính màu - đâu là vẻ đẹp nguyên bản? ảnh 2
Đèn kính màu - đâu là vẻ đẹp nguyên bản? ảnh 3

Đèn bàn “Anh túc”, Tiffany Studios, khoảng năm 1906, có lớp patina màu nâu/xanh đậm. Ảnh: Lillian Nassau LLC.

Những chiếc đèn mới do hãng FAG chế tác còn lại tương đối ít ỏi, nhưng là minh chứng cho việc FAG đã có công khôi phục được vẻ đẹp đặc biệt thời kỳ đầu của đèn Tiffany. Ngoài ra, những chiếc chao đèn do FAG sản xuất thường nặng, chắc chắn hơn những chiếc chao đèn của Tiffany Studio. Hãng FAG còn chế tác những chân đèn bằng đồng theo phong cách Tiffany phù hợp cho từng chiếc chao đèn. Những chân đèn này được phủ lớp Patina màu nâu hơi ửng đỏ giống như những chiếc chân đèn gốc, có kích thước bằng chân đèn của Tiffany Studio. (Patina được biết đến là một lớp mỏng trên bề mặt đồng, chịu ảnh hưởng bởi quá trình oxy hóa, quá trình hóa học hay thời tiết.)

Sau này, vào thập kỷ 70 thế kỷ 20, khi phong trào sưu tầm đèn Tiffany được phục hồi, hãng Odysey của Paul Crist Studio ra đời và được quyền phân phối những chiếc chân đèn sao y bản gốc của Tiffany Studio, nhưng kích thước của chúng thường là bé hơn 5%-10% so với chân đèn gốc và chân đèn của hãng FAG. Như vậy, nếu được sở hữu những chiếc chao đèn và chân đèn của FAG thì cũng gần như sở hữu những giá trị thẩm mỹ của những chiếc đèn đến từ Tiffany Studio. Thậm chí, những chiếc đèn kính màu của FAG còn ưu việt hơn hẳn khi so sánh chúng với những chiếc đèn của Tiffany Studio trong điều kiện cùng được chiếu sáng bằng bóng đèn điện.

Để minh họa, xin đem ra so sánh dưới đây hai chiếc chao đèn Chuồn chuồn có cùng đường kính 52cm, sử dụng cùng chủng loại kính gợn sóng (ripple), cùng sử dụng kính có tông màu ấm làm chủ đạo là vàng - hổ phách – ửng đỏ, chỉ khác nhau là độ tương phản giữa sáng và tối.

Đèn kính màu - đâu là vẻ đẹp nguyên bản? ảnh 4

Chiếc đèn do Tiffany Studio sản xuất trong điều kiện được chiếu sáng bằng chiếc bóng điện khoảng 40w (Năm 2015 chiếc đèn này đã được bán với giá 2.110.000 USD tại sàn đấu giá Sotheby’s.)

Đèn kính màu - đâu là vẻ đẹp nguyên bản? ảnh 5

Chiếc đèn do nghệ nhân hãng FAG chế tác vào giai đoạn 1930-1938. Chiếc đèn này cũng được chiếu sáng bằng bóng đèn điện có công suất tương tự như chiếc đèn trên, nhưng hiệu ứng ánh sáng đã được tái tạo để giống như đèn Tiffany trong giai đoạn được chiếu sáng bằng đèn dầu hỏa. Hai chiếc đèn này cho chúng ta những cảm xúc hoàn toàn khác nhau.

Một số người yêu mến nghệ thuật kính màu và sưu tầm đèn Tiffany ít quan tâm đến các vấn đề kỹ thuật và những bí ẩn đằng sau vẻ đẹp nguyên bản của những chiếc đèn. Sau khi sở hữu chúng, họ đã lạm dụng những nguồn ánh sáng điện chói chang để phô trương hết cỡ những miếng kính đa sắc và sặc sỡ của những chiếc chao đèn, biến chúng thành những chiếc đèn lòe loẹt, những vật dụng chiếu sáng đơn thuần.

Tất nhiên, sở thích và trình độ thẩm mỹ của mỗi người khác nhau, cảm xúc và mức độ cảm thụ trước cái đẹp cũng khác nhau, cho nên tác giả bài viết này chỉ xin phép thông qua câu chuyện trên để đưa ra những gợi ý liên quan đến nguyên tắc chiếu sáng căn bản nhất của Nghệ thuật Kính màu nói chung, đặc biệt là những chiếc đèn kính màu, để mọi người tham khảo, từ đó có thể cho chúng ta cơ hội khám phá thêm những bí ẩn quý giá của những vật phẩm xung quanh mà vô tình chúng ta đã bỏ qua.

Đèn kính màu - đâu là vẻ đẹp nguyên bản? ảnh 6

Chiếc dèn “Hoa Diên Vĩ” do hãng FAG thiết kế và chế tác.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.