Sự hồi sinh của Việt phục: Ngũ thân bốn mùa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngũ thân là một loại trang phục truyền thống của người Việt Nam, ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục đàng trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ngũ thân chính là tiền thân của áo dài ngày nay. Hiện Ngũ thân đang được các bạn trẻ dành tặng rất nhiều tình cảm.
Ảnh chủ đề Mùa đông trong bộ Bốn mùa - Ngân Phụng
Ảnh chủ đề Mùa đông trong bộ Bốn mùa - Ngân Phụng

Vài năm gần đây, Việt Cổ phục được ghi nhận quay trở lại trong đời sống văn hóa người Việt. Ban đầu là từ trong những dự án âm nhạc, điện ảnh được đầu tư kỹ lưỡng, sau đó lan rộng ra đời sống thường nhật, tạo nên một sự bùng nổ mạnh mẽ. Theo lời chị Nguyễn Nga, người sáng lập thương hiệu may mặc “Thủy Trung Nguyệt”, các bạn trẻ tìm đến Thủy Trung Nguyệt thường có sự hứng thú đặc biệt với cổ phục Ngũ thân tay thụng (Áo tấc). Không chỉ giới hạn ở phái nữ, mà Ngũ thân còn thu hút một lượng lớn khách hàng là nam, ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Cùng tìm hiểu về Việt cổ phục Ngũ thân

Áo Ngũ thân có năm vạt tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, hai vạt đằng trước, hai vạt đằng sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, một thân con nằm trong tượng trưng cho ‘mình’, là người con. Ngũ thân có năm nút áo tương ứng ngũ thường (nhân – nghĩa – lễ – trí – tín), ngũ luân (quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè). Một chiếc áo dài ngũ thân khoác lên mình như để ghi nhớ đạo làm người.

Ngũ thân cho nam và nữ đều có màu sắc nhã nhặn, không có diềm cổ hay diềm tay áo. Ngũ thân cho nam có cổ cao, thẳng và vuông, tạo cảm giác trang nghiêm, chững chạc. Ngũ thân cho nữ có kiểu cách duyên dáng, thướt tha, với phần cổ thấp hơn, ống tay áo cũng hẹp hơn, vạt cũng ngắn hơn áo cho nam. Tà áo không bó sát người mà rộng, càng xuống càng xòe ra, đuôi tà cong hướng lên trên.

Ngũ thân được chia ra làm hai loại là Áo Tấc (Ngũ thân tay thụng, áo Tế, áo Lễ) và Áo tay chẽn. Áo Tấc được mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ qua khỏi đầu gối. Áo Tấc dành cho cả nam và nữ với cổ đứng cài cúc bên phải, tà áo ghép từ năm mảnh vải. Tay áo tấc song song, tay áo dài hơn tay người mặc và có khi chạm đất. Áo tay chẽn là trang phục thông dụng bậc nhất thời Nguyễn, có thân áo tương tự như áo tấc, nhưng phần nối từ khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm thì được may kiểu ống hẹp, tiện cho sinh hoạt. Còn hai thân trước của áo thì dài qua khỏi đầu gối tầm 5-7cm, trên mắt cá một đoạn.

Người Việt trẻ đang dành rất nhiều tình cảm cho Việt Cổ phục

Theo lời chị Nga (Thủy Trung Nguyệt), lượng khách trẻ tuổi, đặc biệt là đối tượng nam giới có hứng thú với ngũ thân có dấu hiệu tăng, “đặc biệt là từ sau bộ ảnh ‘Áo dài nam sinh’ đã trở nên ‘viral’ vào tháng 11/2020, cùng lời ‘gợi ý’ rằng nam sinh hãy mặc áo dài thứ 2 đầu tuần của nghệ sĩ Kim Xuân”. Các sự kiện giúp mở mang kiến thức về Việt cổ phục nói chung và ngũ thân nói riêng, cũng như cho phép khách hàng trải nghiệm cũng xuất hiện nhiều hơn so với trước.

Người Việt trẻ hiện nay không chỉ mặc áo dài cách tân vào những dịp Tết, chụp ảnh kỷ yếu hay những sự kiện quan trọng, mà họ còn có thêm những lựa chọn mới mẻ hơn với Ngũ thân. Bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đầu tư chuẩn bị những bộ cổ phục, lên ý tưởng cho những bộ ảnh đặc sắc, góp phần tích cực trong việc quảng bá, nâng cao nhận thức trong nước và quốc tế về những giá trị nhân văn của trang phục này, cũng như tôn vinh một nét văn hóa đặc sắc, mang đặc trưng, biểu tượng của văn hoá Việt Nam.

Bộ ảnh Áo tấc Bốn mùa - Ngân Phụng:

Sự hồi sinh của Việt phục: Ngũ thân bốn mùa ảnh 1

Xuân

Sự hồi sinh của Việt phục: Ngũ thân bốn mùa ảnh 2

Hạ

Sự hồi sinh của Việt phục: Ngũ thân bốn mùa ảnh 3

Thu

Sự hồi sinh của Việt phục: Ngũ thân bốn mùa ảnh 4

Đông

Sự hồi sinh của Việt phục: Ngũ thân bốn mùa ảnh 5

Xuân

Sự hồi sinh của Việt phục: Ngũ thân bốn mùa ảnh 6

Hạ

Bộ ảnh của Thủy Trung Nguyệt

Sự hồi sinh của Việt phục: Ngũ thân bốn mùa ảnh 7
Sự hồi sinh của Việt phục: Ngũ thân bốn mùa ảnh 8
Sự hồi sinh của Việt phục: Ngũ thân bốn mùa ảnh 9
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.