Phi hành gia sẻ “ngủ đông” trên đường đến sao Hỏa

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang tài trợ cho Công ty SpaceWorks tiến hành một nghiên cứu đầy thách thức: cho các phi hành gia “ngủ đông” trên đường đến sao Hỏa làm nhiệm vụ.
Phi hành gia sẻ “ngủ đông” trên đường đến sao Hỏa
Phi hành gia sẻ “ngủ đông” trên đường đến sao Hỏa - anh 1

Các phi hành gia sẽ ngủ đông trên đường đến sao Hỏa - Ảnh: SpaceWorks

Ứng dụng các tiến bộ y khoa ngày nay, đội ngũ kỹ sư SpaceWorks (trụ sở tại Atlanta) nhắm đến mục tiêu đưa con người vào trạng thái ngủ đông và làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng liệu pháp hạ thân nhiệt.

Liệu pháp trên, theo CNN, đã được giới bác sĩ sử dụng từ những năm 2000 để điều trị cho những bệnh nhân bị chấn thương nặng. Liệu pháp làm cho bệnh nhân hôn mê bằng cách hạ thấp nhiệt độ cơ thể có thể giúp bệnh nhân bị thương sống sót trong khi đội ngũ y tế điều trị cho họ.

Luân phiên ngủ đông đến sao Hỏa

Ứng viên đầu tiên

Cô bé Alyssa Carson (13 tuổi) sống tại Baton Rouge, Louisiana (Mỹ) sẽ là người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa. NASA nghĩ rằng bé Carson hoàn toàn có cơ hội để biến ước mơ thành hiện thực và cô bé hiện đang được đào tạo chuyên môn.

Theo BBC, bé Carson là người đầu tiên tham gia cả ba trại huấn luyện không gian của NASA. Cô bé cũng đang theo học nhiều môn khoa học và nhiều ngôn ngữ như Tây Ban Nha, Pháp và Trung Quốc cũng như đang tham dự huấn luyện để có thể đến sao Hỏa.

Carson cho biết muốn đến sao Hỏa bởi vì đó là “nơi chưa có ai đặt chân đến”. Cha của cô bé cho biết ông ủng hộ quyết định mạo hiểm của Carson và đã lên kế hoạch cho 20 năm tiếp theo của Carson.

“Họ có một bản nghiên cứu khoảng 80 người đã trải qua liệu pháp ngủ đông để điều trị nhiều loại chấn thương. Và những quá trình đó kéo dài 3-14 ngày” - SpaceWorks chia sẻ.Bên cạnh đó SpaceWorks cũng tìm thấy một nghiên cứu y học của Trung Quốc cho thấy bệnh nhân có thể ở trong tình trạng ngủ đông để điều trị chấn thương.

Kết quả nghiên cứu trên chỉ ra rằng những bệnh nhân ngủ đông dài ngày hơn vẫn trong thể trạng bình thường như những bệnh nhân ngủ đông ít ngày.

Thêm vào đó, đối tác y khoa của SpaceWorks là Bệnh viện thực hành Mayo và ĐH Johns Hopkins cũng nhận định hai tuần là khoảng thời gian lý tưởng để con người “sống” trong trạng thái ngủ đông.

Do đó, kỹ sư vũ trụ John Bradford thuộc SpaceWorks cho biết các phi hành gia trong chuyến hành trình lên sao Hỏa sẽ luân phiên nhau ngủ đông hai tuần lễ, tức luôn có một phi hành gia tỉnh táo trong một vài ngày.

Theo Daily Mail, các nhà khoa học sẽ sử dụng hệ thống gọi là RhinoChill để đưa các phi hành gia vào trạng thái ngủ đông bằng cách cung cấp chất lỏng làm mát qua đường mũi và họ mất khoảng sáu giờ để giảm dần nhiệt độ cơ thể xuống mức ngủ đông là 33,8OC.

Phi hành gia tỉnh táo có trách nhiệm kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như ống truyền thức ăn tĩnh mạch của những phi hành gia đang trong trạng thái ngủ đông và đảm trách việc liên hệ bằng thư điện tử với Trái đất.

Sau hai hoặc ba ngày, phi hành gia này có thể đánh thức một đồng nghiệp khác bằng cách tăng thân nhiệt của người này về mức bình thường 37OC. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại trong suốt 180 ngày du hành đến sao Hỏa.

Ngoài ra, căn phòng ngủ đông của các phi hành gia cũng sẽ được thiết kế xoay để tạo lực ly tâm mô phỏng trọng lực góp phần giảm thiểu sự giảm mật độ xương xảy ra một cách tự nhiên trong môi trường không trọng lực.

Sau đó, các phi hành gia sẽ trải qua 500 ngày khó khăn để làm nhiệm vụ nghiên cứu và thu thập dữ liệu trên bề mặt sao Hỏa trước khi bắt đầu hành trình ngủ đông tương tự kéo dài 180 ngày để trở về Trái đất.

Giải pháp tiết kiệm

Trước khi có thể đưa vào thực tiễn, đội ngũ các nhà khoa học vũ trụ và y tế phải tiến hành thử nghiệm trên động vật, sau đó thử nghiệm trên người, có thể là tại Trạm không gian quốc tế (ISS). Nghiên cứu này có thể kéo dài hàng thập kỷ.

“Nghiên cứu có thể mất một thời gian dài để đạt được hiệu quả như chúng tôi mong muốn” - kỹ sư Bradford thừa nhận. Tuy nhiên, ông Bradford tự tin rằng trong chưa đầy 30 năm nữa dự án này sẽ trở thành hiện thực.

Theo ông Bradford, việc gửi phi hành gia vào những chuyến du hành vũ trụ xa xôi và kéo dài nhiều ngày là một việc quá khó khăn, rất tốn kém và khiến các phi hành gia mệt mỏi. Do đó, các phi hành gia ngủ đông là điều sớm muộn gì con người cũng phải tiến hành.

Bằng liệu pháp giảm thân nhiệt, các phi hành gia sẽ chỉ cần dùng chung một căn phòng nhỏ để ngủ đông. Bởi sự trao đổi chất đã ở mức tối thiểu khi ngủ đông nên các phi hành gia không cần nhiều thực phẩm và nước uống.

Họ cũng không cần thay quần áo và máy tập thể dục sẽ được thay thế bằng các điện cực kích thích cơ bắp khi họ đang ngủ, đảm bảo các cơ bắp không bị yếu sau một thời gian dài ngưng vận động.

Điều này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều không gian và giảm khoảng phân nửa trọng lượng của một tàu vũ trụ được trang bị đầy đủ, bởi chỉ một phi hành gia sử dụng không gian bên trong thiết bị du hành này suốt chuyến đi dài 560 triệu km.

Tuy nhiên ông Bradford cũng bày tỏ mối quan tâm đến vấn đề tinh thần của các phi hành gia bởi gần như họ hoàn toàn bị cô lập trong một không gian chật hẹp suốt quãng thời gian tỉnh của 180 ngày bay.

Kỹ sư Bradford thừa nhận trường hợp lý tưởng nhất vẫn là tất cả phi hành gia của chuyến bay đều ngủ đông trong suốt hành trình đi và trở về Trái đất mà không cần phải thức dậy mỗi hai tuần một lần.

Theo Tuổi Trẻ

Xem thêm:

- Có hay không sự tồn tại của linh hồn?

- Những con số thú vị về giải Nobel

- Bí ẩn về Paracas Candelabra làm đau đầu giới khảo cổ

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.