Phó Thủ tướng: Đầu vào sư phạm thấp do sinh viên không có việc làm

(Ngày Nay) - Sáng nay, 17/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với lãnh đạo Bộ GD&ĐT liên quan chủ đề các trường sư phạm. Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, sinh viên tốt nghiệp sư phạm khó xin được việc trong và ngoài ngành, là một trong những lý do dẫn đến điểm chuẩn đầu vào thấp. 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với lãnh đạo Bộ GD&ĐT về chất lượng đào tạo ngành sư phạm sáng 17/8. (Ảnh: Đình Nam)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với lãnh đạo Bộ GD&ĐT về chất lượng đào tạo ngành sư phạm sáng 17/8. (Ảnh: Đình Nam)

Bộ trưởng GD&ĐT đã báo cáo Phó thủ tướng một số đề xuất, cũng như lộ trình thực hiện để nâng cao chất lượng ngành sư phạm.

Giáo viên không xin được việc có thể làm du lịch, công nghệ thông tin 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định Bộ GD&ĐT phải đánh giá nhu cầu thực tế của giáo viên đến từng môn học, bám sát sách giáo khoa, từ đó xác định rõ thiếu bao nhiêu để đào tạo.

Bộ GD&ĐT sẽ quản lý chặt chỉ tiêu trên toàn quốc, đảm bảo “cung” khớp với “cầu”. Một nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá chi tiết, các địa phương có trách nhiệm phối hợp Bộ GD&ĐT thực hiện.

Vấn đề bồi dưỡng thừa thiếu giáo viên cục bộ, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo sở GD&ĐT phối hợp các đơn vị, trường cao đẳng ở địa phương để có chương trình bồi dưỡng, sử dụng, chuyển đổi cán bộ biên chế có công việc phù hợp.

Địa phương có trường cao đẳng sư phạm được nâng cấp thành đại học, nhiều chỉ tiêu, sẽ được tập trung đào tạo lại đội ngũ giáo viên trên cơ sở đạt chuẩn của các trường sư phạm đã thống nhất và Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Đồng thời, các trường phải cắt giảm mạnh chỉ tiêu đào tạo, áp dụng công nghệ thông tin, tăng cường kiểm tra chất lượng. Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ sẽ rà soát bất cập, từ đó có chế độ chính sách báo cáo Chính phủ.

Bộ trưởng GD&ĐT cũng chỉ ra thực tế nhiều sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm, phải xếp hàng chờ đợi hoặc dạy hợp đồng.

“Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các trường sư phạm cùng ngành nghề liên quan phối hợp tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên chưa có việc làm. Đây là vấn đề nhân văn, cần thực hiện hiệu quả. Hiện tại, nhu cầu thị trường rất cần về du lịch và công nghệ thông tin nên sinh viên sư phạm ra trường có thể bổ túc thêm các tín chỉ để đáp ứng được nhu cầu ngành nghề đó".

Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng bộ sẽ làm việc với các bộ ngành về công nghệ thông tin và du lịch để có phương thức đào tạo qua lại. Sự linh hoạt này sẽ có hiệu quả trong thời gian tới.

Bộ trưởng khẳng định một mặt, Bộ GD&ĐT siết chặt chỉ tiêu đào tạo, mặt khác tập trung xử lý các vấn đề đang tồn tại, sau 5 năm sẽ nâng cao chất lượng ngành sư phạm.

Tư lệnh ngành GD&ĐT nói những trường sư phạm yếu kém sẽ phải giải thể, sáp nhập với trường lớn hoặc trở thành trung tâm đào tạo trong thời gian tới.

Giáo viên quyết định chất lượng ngành sư phạm 

Sau khi lắng nghe phát biểu của bộ trưởng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định giáo viên quyết định chất lượng của ngành sư phạm. Bộ GD&ĐT cần tăng cường tập huấn, đào tạo thường xuyên thầy cô giáo.

Bên cạnh giáo viên tốt, một bộ phận khác có năng lực chậm, không cập nhật kiến thức mới, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT chưa kiểm định tốt chất lượng của ngành sư phạm.

“Phần lớn giáo viên học ở địa phương nào ra trường làm việc ở địa phương đó nên nếu chất lượng kém sẽ ảnh hưởng giáo dục của tỉnh lâu dài”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ ra nguyên nhân câu chuyện đầu vào ngành sư phạm của một số trường cao đẳng, đại học thấp trong kỳ tuyển sinh 2017 không phải tất cả chất lượng đào tạo kém, mà chủ yếu là sinh viên sư phạm khó xin việc.

Ở nhiều trường phổ thông, giáo viên vào hợp đồng nhưng đợi lâu năm không có biên chế. Một số địa phương, khi siết chặt biên chế, hàng loạt giáo viên trẻ bị chấm dứt hợp đồng. Đó là những điều thầy cô trên cả nước rất tâm tư.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT cần có những biện pháp thực tế để khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ, như khảo sát chuyển đổi giáo viên, chuẩn hóa nâng trình độ. Các trường ở địa phương cần có quy hoạch lại, đảm bảo đào tạo đủ, không thừa thiếu, hướng đến chú tâm các trường trọng điểm.

Cũng trong buổi làm việc, ông Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT cần đặt hàng về ngành sư phạm trong năm nay, từ đó nghiên cứu chương trình sư phạm có thể kết hợp đào tạo chuyển hướng sang một số ngành du lịch, công nghệ thông tin…, giải quyết bài toán thừa giáo viên.

Phó thủ tướng khẳng định chất lượng ngành sư phạm cần đi đôi với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, sách giáo khoa mới trong thời gian tới.

Theo Zing
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.