Phong thủy Hà Nội xưa đáp ứng gì để được chọn làm kinh đô?

"Thượng Kinh dáng gọi là thế núi ôm bọc như choàng áo, dòng sông quanh vòng như cái đai, đằng sau tựa vào núi, đằng trước trông ra biển, thế đất mạnh, hiểm trở".
Phong thủy Hà Nội xưa đáp ứng gì để được chọn làm kinh đô?

Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX của tác giả Nguyễn Văn Uẩn là một công trình công phu về mảnh đất Hà Nội. Bộ sách được giải B Sách hay, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất.

Trong chương một - Thành trì Hà Nội - tác giả điểm qua mấy nét về lịch sử xây dựng thành Hà Nội. Theo Nguyễn Văn Uẩn, nói về nguyên tắc chung của việc xây dựng thành trì ở Việt Nam, nơi kinh đô hay các vùng lại càng phải tôn trọng nguyên tắc về phong thủy kỹ lưỡng.

Thế kỷ 10, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Đó là nơi mà uy quyền triều định có thể vươn tới khắp nơi; đồng thời là chỗ kinh tế phồn thịnh, chỗ giao của các đường giao thông chính. Bên cạnh kinh tế, chính trị, một yếu tố không kém phần quan trọng là yêu cầu về phong thủy.

“Phong thủy là yếu tố gắn liền với đời sống con người Việt Nam, bắt nguồn từ một nền văn hóa rất xa xưa. Nghệ thuật quân sự thời phong kiến không thể thiếu kiến thức về phong thủy và thiên văn (ta có sách Binh gia yếu lược, Vạn kiếp bí truyền…)”, tác giả Nguyễn Văn Uẩn viết. 

Theo phép phong thủy thì dù là thành trì, cung điện, đền đài, nhà cửa, mồ mả… bất luận là gì đằng trước phải có Tiền án, to thì là quả núi, ngọn đồi, nhỏ thì là một mô đất, rẻo cao, nó trấn giữ không cho tà thần hung khí xâm phạm vào chính đường. 

Phong thủy Hà Nội xưa đáp ứng gì để được chọn làm kinh đô? ảnh 1

Hà Nội, phong thuỷ, kinh đô, Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, tác giả Nguyễn Văn Uẩn

Hai bên phải có những thứ được mệnh danh là Bạch Hổ ở bên trái, Thanh Long ở bên phải để hỗ trợ bên cạnh. Sau lưng là Hậu chẩm - chỗ dựa vững chắc. Lại phải có long mạch, thường là con sông, hoặc hồ ao dài, long mạch luôn phải được khai thông để giữ lấy vượng khí.

Nếu những yếu tố phong thủy không đầy đủ, thì con người phải sửa lại thiên nhiên, đắp hoặc làm cao lên, khơi, nắn dòng nước để nơi đó tránh được những ảnh hưởng tai hại của thiên nhiên huyền bí, có được chỗ dựa vững chắc của khí thiêng trong trời đất. 

Tác giả Nguyễn Văn Uẩn viết: “Trong thành Thăng Long xưa, núi Nùng, núi Khán là những gò cao đắp thêm, con sông Tô Lịch, Kim Ngưu đã được khơi dòng theo sách phong thủy”.

Về vị trí phong thủy Hà Nội, tác giả Nguyễn Văn Uẩn dẫn sách Thượng kinh phong vật (được cho là của Lê Quý Đôn, bản dịch của Trần Văn Giáp). Trong sách viết: “Thượng Kinh có núi Nùng ở giữa, trên núi có một chỗ lõm xuống, tức là rốn rồng; phía bắc có Tam Sơn, phía tây có Thái Hòa, phía tây bắc có Khán Sơn. Một dải sông Lô, trên tiếp giáp với Phong Châu, Tam Đái và Bạch Hạc, dưới liền với sông Đại Hoàng, phủ Lý Nhân. Dòng sông chảy vòng quanh cong như chiếc vành khuyên (sông Nhĩ).

Sông Tô Lịch ở phía đông Thượng Kinh, từ phía bắc chuyển sang phía tây, đến Hà Liễu thì chảy hợp vào sông Nhuệ, từng khúc từng khúc như quay đầu hướng về Thượng Kinh nên gọi là Nghĩa Thủy.

Ở phía tây Thượng Kinh, chỗ vùng nước muôn khoảnh, có trâu vàng ẩn hiện bên trong có sen trắng nở hoa mùa hè, đó là hồ Lãng Bạc. 

Phong thủy Hà Nội xưa đáp ứng gì để được chọn làm kinh đô? ảnh 2

Họa đồ kinh thành thời Lê. 

Bên trong La Thành có hai hồ Tả, Hữu Vọng, xưa vua Cao Hoàng vung gươm thần chỉ rùa vàng, nên gọi là hồ Hoàn Kiếm. 

Phía tây nam Thượng Kinh có con sông Kim Ngưu ôm vòng phía trước, giống như chiếc đai ngọc. Núi Ngọc Điệp ở trước mặt hình như hai con cá bơi giỡn dưới nước, đó là cái án chắn trước mặt ở tầng thứ nhất. Bên ngoài lại có một dãy núi nữa, đó là cái án chắn trước mặt ở tầng hai.

Trong khoảng sáu bảy huyện Thượng Phúc, Phú Xuyên, Thanh Liêm, Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, địa thế thấp trũng, chứa nước rất nhiều, đó là cái minh đường ở đằng trước. 

Thượng Kinh này dáng gọi là thế núi ôm bọc như choàng áo, dòng sông quanh vòng như cái đai, đằng sau tựa vào núi, đằng trước trông ra biển, thế đất đã mạnh lại hiểm trở, mạch đất đã hùng hậu lại chạy dài”.

Theo Zing
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.