Phụ huynh mong con không đội nắng 3 tiếng chờ lãnh đạo đến khai giảng

(Ngày Nay) - Từ nhiều ngày nay, một nữ phụ huynh ở Hà Nội có con năm nay vào lớp 1 chỉ mong con có một ngày khai trường đáng nhớ và ý nghĩa thay vì phải "đội nắng" nghe lãnh đạo phát biểu như các lễ khai giảng "truyền thống" ở Việt Nam. 
Học sinh, phụ huynh mong muốn có một lễ khai giảng đúng nghĩa. Ảnh minh họa: Đ.H
Học sinh, phụ huynh mong muốn có một lễ khai giảng đúng nghĩa. Ảnh minh họa: Đ.H

Diễn văn và… nắng nóng

Chị Phan Hoa Lê (Q.Đống Đa, Hà Nội) có con trai năm nay lên lớp 1. Con trai chị dù đã được đến trường từ giữa tháng 8 để làm quen bạn mới, cô mới, nhưng nhắc đến ngày khai giảng, cu cậu vẫn rất phấn chấn.

“Con đi học về luôn hỏi là khai giảng sẽ có những hoạt động gì, có được vui chơi không, có được hát múa không… Tôi chưa rõ trường con sẽ tổ chức những gì, nhưng cứ nghĩ cảnh các con ngồi giữa sân trường, “chết nắng” chỉ để nghe diễn văn là đã thấy oải và không dám kể với con!”- chị Hoa Lê nói.

Nữ phụ huynh chia sẻ, đối với học sinh lên lớp 1, một năm mở đầu quan trọng cho quãng thời gian 12 năm phổ thông, lễ khai giảng đầu tiên sẽ là dấu ấn không quên trong ký ức con trẻ. Không kỳ vọng nhiều vào việc sẽ có một lễ khai trường hoành tráng, tưng bừng, điều mà chị mong là các tiết mục lễ nghi nên rút ngắn thời gian, bớt những bài diễn văn lý thuyết, báo cáo thành tích.

Thay vào đó, chị muốn nhà trường gửi gắm những lời động viên, nhắn nhủ học trò trong năm học mới, để học trò cảm nhận được ý nghĩa thật sự của ngày lễ mang tính dấu mốc này. Sau phần lễ ngắn gọn, có thể có một số hoạt động giao lưu giữa thầy cô, học sinh tùy điều kiện, không gian của từng trường.

Còn với chị Phan Thu Hồng (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), lễ khai giảng năm ngoái của con gái chị khiến chị thở dài vì mệt mỏi. Trường con chị (không tiện nêu tên) đón lãnh đạo Bộ GD&ĐT về dự nên nhà trường yêu cầu học sinh tập dượt rất nhiều ngày giữa trời nắng nóng. Đúng ngày 5/9, các con phải có mặt từ… 6h sáng để đảm bảo mọi công đoạn được hoàn hảo nhất.

“Khai giảng mà tập dượt thì còn gọi gì là khai giảng đúng nghĩa? Hai mẹ con tha lôi nhau dậy từ 5h sáng để sửa soạn. Mãi gần 9h, sau khi các con chờ 3 tiếng chỉ để đón một vị cán bộ cấp cao trong sự mệt mỏi, buồn ngủ. Liệu đó có được coi là niềm vui khai trường của con trẻ?” - nữ phụ huynh thở dài nói.

Những nỗi lo rất… con gái

Chia sẻ trên confession một trường THPT ở quận Hoàn Kiếm, nữ sinh V.T lo lắng: “Anh chị cho em hỏi khai giảng khối 10 có phải vẫy tay đi vào như lớp 1 và lớp 6 không? Nữ không mặc áo dài thì có làm sao không ạ? Tại em béo nên không mặc được áo dài!”.

Nhiều nữ sinh có thân hình hơi “quá khổ”, việc mặc áo dài vào ngày khai giảng sẽ khiến các em lo lắng. Nữ sinh V.T rầu rĩ: “Giá như nhà trường chỉ cần quy định mặc đồ trắng, có thể chọn váy hoặc áo dài thì có phải tốt không! Quy định cứng nhắc trong ngày khai giảng làm tụi em mất tự tin khủng khiếp!”.

Điều nữ sinh này mong muốn là ngày khai giảng có cảm giác thoải mái, tự tin nhất, không quá gò bó về trang phục, hình thức. “Tựu trường mà chỉ để đẹp đội hình, chỉ để thấy mỗi hoa, bóng bay hay những nghi thức khuôn mẫu thì không còn ý nghĩa nữa! Chúng em muốn có sự đột phá riêng trong cách thể hiện, giá như không bị phụ thuộc vào sự có mặt của khách mời thì càng tốt, vì kiểu gì khách càng vip, không khí khai giảng càng căng thẳng!” - em này chia sẻ.

Tổ chức một lễ khai giảng đúng nghĩa, ngắn gọn, không hình thức, không diễn văn dài dòng… là chỉ đạo khá quyết liệt của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong năm học vừa qua. Tuy nhiên, số trường tiếp thu tinh thần này không nhiều. Điều mà học sinh, phụ huynh mong muốn là cảm thấy phấn chấn khi nhắc đến ngày khai trường, thay vì tâm lý mệt mỏi, lo lắng như hiện tại.

 Theo Phụ nữ VN

Bình luận
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
(Ngày Nay) - Sau trận động đất độ lớn 7,7 xảy ra ngày 28/3 tại miền Trung Myanmar, Thống đốc Bangkok, ông Chadchart Sittipunt đã công bố đánh giá thiệt hại chi tiết tại thủ đô Thái Lan. Theo đó, tác động nghiêm trọng nhất được ghi nhận tại các công trình đang xây dựng, đặc biệt là sự sụp đổ hoàn toàn của tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) tại quận Chatuchak.