Quảng Bình: Nỗ lực phục hồi rừng từ trồng cây bản địa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp quản lý và bảo vệ rừng, trong đó chú trọng vận động người dân thực hiện trồng rừng thay thế bằng cây bản địa. Đến nay đã có hàng trăm hộ dân thực hiện công tác phủ xanh đất trống với nhiều mô hình “lấy ngắn nuôi dài” bằng cách trồng xen kẽ cây ngắn ngày, cây dược liệu dưới tán rừng.
Ông Trương Quang Thiết (bên phải) xã Hương Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) trồng nhiều loại cây dược liệu dưới tán rừng cây bản địa để tạo sinh kế "lấy ngắn nuôi dài".
Ông Trương Quang Thiết (bên phải) xã Hương Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) trồng nhiều loại cây dược liệu dưới tán rừng cây bản địa để tạo sinh kế "lấy ngắn nuôi dài".

Nhận trồng 8.500 cây bản địa trên diện tích 7 ha từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam (VARS), ông Trương Quang Thiết (xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đã nâng tổng diện tích trồng cây gỗ lớn, cây bản địa của mình lên 32 ha. Ông Thiết đã trồng rừng gần 20 năm, làm giàu từ rừng bằng cách trồng xen kẽ cây dược liệu như: Thiên niên kiện, ba kích tím, khôi tía... thu hoạch từ trồng rừng đem lại cho gia đình ông khoảng 250 triệu đồng/năm.

Ông Trương Quang Thiết cho biết, rừng cây bản địa chủ yếu là cây huỷnh, cây lâu năm nhất đã được 16 năm tuổi, đây là cây gỗ có giá trị kinh tế rất cao, dự kiến khoảng 10 - 20 năm nữa mới khai thác. Để trồng cây bản địa phát triển kinh tế lâu dài, trước hết phải trồng cây ngắn ngày, lấy ngắn nuôi dài. Song, muốn trồng cây ngắn ngày phát triển tốt thì ngược lại phải trồng cây bản địa, vì cây bản địa sẽ phát triển và tỏa tán xuống để tạo độ ẩm cho cây ngắn ngày phát triển.

Quảng Bình: Nỗ lực phục hồi rừng từ trồng cây bản địa ảnh 1

Ông Trương Quang Thiết, xã Hương Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) đã trồng thêm 8.500 cây bản địa, nâng tổng diện tích trồng cây bản địa, gỗ lớn lên 32ha.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây bản địa, theo ông Trương Quang Thiết, phải thường xuyên phát thực bì để phòng, chống cháy nổ và có độ ẩm để cây phát triển. Nếu để lượng thực bì dày, cây cỏ lên tốt quá, che khuất thì cây sẽ bị sâu bệnh và chết. Việc chăm sóc cây phải thường xuyên để cây hấp thụ ánh sáng tốt, có độ ẩm phù hợp.

Ngắm rừng cây bản địa bạt ngàn xanh tốt, ông Trường Quang Thiết chia sẻ thêm, để phát triển cây bản địa, trước hết phải trồng keo, nhưng trồng thưa ra và trồng các cây nguyên liệu vào giữa, đan xen. Khi đó cây keo sẽ che bóng cho cây bản địa phát triển. Khi cây keo đủ tuổi thì tỉa đi để cây bản địa hấp thụ ánh sáng, tiếp tục phát triển lên theo quy trình chăm sóc của mình.

Bà Nguyễn Thị Chiến (xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trước đây gia đình bà chủ yếu trồng cây keo, song mưa bão dễ đổ gãy, 3 - 4 năm lại thu hoạch nên dễ gây sạt lở đất. Từ năm 2021, được chính quyền địa phương vận động trồng cây bản địa, Công ty Trách nhiệm hữu hạn xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam hỗ trợ cây giống, phân bón và một phần chi phí chăm sóc, gia đình bà đã quyết định trồng 1.100 cây de trên diện tích gần 1 ha. Đến nay, cây de phát triển xanh tốt, gia đình cũng trồng xen kẽ cây ngắn ngày như sim, dứa… để lấy ngắn nuôi dài, có thêm thu nhập.

Tuyên Hóa là huyện miền núi, biên giới nằm phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, có diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 94.266 ha (chiếm 83,5% tổng diện tích). Những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng trên địa bàn 19 xã, thị trấn với trên 1.995 ha (1.027 vụ vi phạm). Đến nay, huyện đã xử lý với diện tích trên 708 ha (đạt 35,5% so với kết quả rà soát).

Quảng Bình: Nỗ lực phục hồi rừng từ trồng cây bản địa ảnh 2

Mô hình trồng rừng bằng cây bản địa tại huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Ông Phạm Anh Minh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa cho biết, để xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm đất rừng, vận động người dân trồng rừng gỗ lớn và cây bản địa, UBND huyện phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam triển khai Dự án “Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh”. Sau 3 năm thực hiện, Dự án trồng được 233,59 ha rừng. Hiện, người dân đã chủ động phát triển rừng bằng cây bản địa, đồng thời trồng các cây dược liệu dưới tán rừng để lấy ngắn nuôi dài, đảm bảo sinh kế trong thời gian chăm sóc rừng gỗ lớn và cây bản địa.

Tại tỉnh Quảng Bình, từ năm 2021 đến nay, chỉ tính riêng nguồn xã hội hóa trồng rừng từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam (VARC) đã xây dựng được 106 mô hình trồng rừng bằng cây bản địa, với độ che phủ trên 240 ha. Đến nay, toàn bộ cây đều xanh, tốt, đảm bảo đúng mật độ. Đây là thành quả của hàng nghìn lượt đóng góp của các cá nhân, tổ chức hỗ trợ người dân trồng rừng.

Tỉnh Quảng Bình đề ra mục tiêu đến năm 2025 trồng 100.000 ha rừng trồng nguyên liệu, 16.200 ha rừng gỗ lớn và cây bản địa, trong đó tập trung phục hồi rừng đầu nguồn. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Quảng Bình đã huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân, đồng thời từng bước hướng dẫn bà con lồng ghép các dự án phát triển các loài cây lâm nghiệp lâu năm với các loại cây đa mục tiêu, ngắn ngày nhằm tạo sinh kế bền vững.

Quảng Bình: Nỗ lực phục hồi rừng từ trồng cây bản địa ảnh 3

Người dân xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) phát thực bì, chăm sóc cây bản địa.

Ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, chất lượng rừng ở nước ta còn thấp, phần lớn là diện tích rừng có trữ lượng nghèo và rừng phục hồi (chiếm gần 67% tổng diện tích). Do vậy, việc nâng cao chất lượng rừng là rất cần thiết. Các đơn vị cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng các tài liệu tuyên truyền, nâng cao nhận thức về trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cho các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư, các tổ chức và doanh nghiệp.

Theo ông Triệu Văn Lực, các địa phương cần chú trọng việc xã hội hóa trồng và phục hồi rừng. Tại huyện Tuyên Hóa, một số mô hình trồng rừng cây bản địa từ Dự án VARS hỗ trợ đã hưởng ứng rất tích cực thực hiện Đề án “1 tỷ cây xanh”. Sau 3 năm thực hiện Đề án với tổng kinh phí hơn 9.400 tỷ đồng, trong đó có 4.100 tỷ là nguồn từ xã hội hóa cho thấy, nguồn lực xã hội hóa để trồng, phục hồi rừng trong thời gian qua là rất lớn và cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.