Quảng Trị di dời trên 1.000 hộ dân ở huyện Hướng Hóa do ngập lụt

 Đến trưa 4/9, theo thống kê ban đầu của UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), đã có gần 700 nhà dân bị ngập sâu trong nước do mưa lớn từ ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Địa phương cũng đã tiến hành di dời trên 1.000 hộ dân với khoảng 4.000 nhân khẩu cư trú ở thị trấn Lao Bảo và các xã: Tân Thành, Tân Long, Thuận. Hướng Hóa là huyện bị ngập lụt nghiêm trọng nhất ở tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị di dời trên 1.000 hộ dân ở huyện Hướng Hóa do ngập lụt ảnh 1

Người dân thị trấn Lao Bảo dùng thuyền di chuyển đồ dùng tránh lũ. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN

Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, mưa lũ đã khiến 10 khóm của thị trấn Lao Bảo gồm: Đông Chính, Vĩnh Hoa, Xuân Phước, Duy Tân, Cao Việt, Ka Tăng, Trung Chính, Tân Kim, Ka Túp, An Hà bị ngập sâu trong nước. Người dân phải sử dụng thuyền để di chuyển.

Một số khu vực như khóm Duy Tân, Vĩnh Hoa, An Hà, Cao Việt… bị ngập từ 4 - 5m, nước lên tới nóc nhà. Các địa bàn còn lại mực nước ngập trung bình từ 1 - 1,5m. Nước sông Sê Pôn dâng cao, lũ đổ về lúc nửa đêm khiến người dân trở tay không kịp.

Ông Nguyễn Văn Linh, trú ở khóm Đông Chính (thị trấn Lao Bảo) cho biết: "Khoảng 1 giờ ngày 4/9, nước bắt đầu dâng cao ngập nền nhà. Dù đã chuẩn bị kê sẵn đồ đạc nhưng gia đình tôi vẫn không kịp thực hiện. Bây giờ nước đã ngập hơn 1,5m, đến nửa tường nhà, tôi phải đưa các con sang ở nhờ tại nhà người thân".

Cùng chung hoàn cảnh với ông Linh, đến sáng 4/9, gia đình ông Nguyễn Thái Bình (trú ở đường Lê Thế Tiết, thị trấn Lao Bảo) vẫn chưa hoàn thành việc dọn dẹp, di chuyển đồ đạc lên cao. Ông Bình chia sẻ: "Mặc dù đã được chính quyền thông báo trước, gia đình tôi cũng đã chuẩn bị kê dọn tài sản, nhưng do mực nước lên quá nhanh lại vào lúc nửa đêm nên gặp rất nhiều khó khăn".

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, các cấp chính quyền địa phương đã triển khai lực lượng túc trực cũng như sơ tán người dân ra khỏi vùng xung yếu. Toàn huyện đã di dời 4.000 người dân ngay trong đêm đến nơi an toàn.

Thiếu tá Ngô Quang Thuyên, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, nêu rõ: “Từ chiều 3/9, đơn vị đã huy động lực lượng có mặt tại các địa điểm trọng yếu để hỗ trợ chuyển tài sản, di dời dân trong đêm khi nước sông Sê Pôn ngày càng dâng cao. Chúng tôi đã tới từng hộ gia đình để đưa người già, trẻ em đến nơi an toàn. Mặt khác, tại các địa điểm nguy hiểm như cầu, cống, đập tràn... đơn vị đã cắt cử lực lượng túc trực 24/24 giờ để vận động, tuyên truyền người dân không nên qua lại. Ngay trong sáng 4/9, đơn vị đã vận chuyển lương thực, thực phẩm, nước uống bằng ca nô đến các vùng ngập lụt và các điểm phải di dời dân để hỗ trợ…”.

Hiện nay, trên địa bàn vẫn mưa rất to, dự kiến tình hình mưa lũ sẽ còn diễn biến phức tạp. Các lực lượng vẫn đang túc trực tại các địa điểm xung yếu. Đối với những khu vực ngập sâu, chính quyền địa phương kiên quyết không để người dân trở về nhà khi nước vẫn còn dâng lên. Tại các địa điểm tập trung dân, chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ lương thực, thực phẩm và nước uống với quyết tâm không để một người dân nào phải chịu đói, chịu rét.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo, cho biết: Để đối phó với tình hình lũ lụt trên địa bàn, chính quyền thị trấn đã tập trung chỉ đạo các lực lượng, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão của thị trấn Lao Bảo cũng như huy động tất cả các nguồn lực để vận động, di dời người dân đến nơi an toàn.

Đến 5 giờ ngày 4/9, theo thống kê sơ bộ, thị trấn Lao Bảo đã di dời được trên 2.280 người, trong đó có 1.828 người có nhà bị ngập. Trong chiều tối 4/9 và ngày 5/9, ngành chức năng của thị trấn sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến của thời tiết để chỉ đạo các lực lượng theo dõi, nắm bắt tiếp tục di dời những hộ còn lại trong vùng lũ để tránh thiệt hại về người và tài sản.

Theo TTXVN
Bình luận
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
(Ngày Nay) - Sau trận động đất độ lớn 7,7 xảy ra ngày 28/3 tại miền Trung Myanmar, Thống đốc Bangkok, ông Chadchart Sittipunt đã công bố đánh giá thiệt hại chi tiết tại thủ đô Thái Lan. Theo đó, tác động nghiêm trọng nhất được ghi nhận tại các công trình đang xây dựng, đặc biệt là sự sụp đổ hoàn toàn của tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) tại quận Chatuchak.