“Quốc ẩm Việt trà” trên hành trình di sản văn hóa phi vật thể

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới lần thứ 43 và Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của phong trào UNESCO đối với Công nghiệp văn hóa” vừa được tổ chức thành công tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Ủy viên mặc nhiên Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới cho rằng văn hóa trà Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố để được vinh danh là văn hóa phi vật thể thế giới.
Trà Nương Thương hiệu Đôi Dép với vũ khúc Hương trà tại sự kiện khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các hội UNESCO thế giới
Trà Nương Thương hiệu Đôi Dép với vũ khúc Hương trà tại sự kiện khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các hội UNESCO thế giới

“Quốc ẩm Việt trà”

Việt Nam có nền văn hoá trà gắn bó song hành với nền nông nghiệp lúa nước trải qua hơn 5.000 năm. Cây trà ban đầu được xem như thảo mộc có công dụng chữa bệnh, giải độc, lâu dần trở thành thức uống thường xuyên của người Việt. Mật độ trà Việt Nam phủ đều từ các tỉnh phía Bắc với hàng nghìn cây trà cổ thụ hơn 500 năm đến các tỉnh phía Nam với nhiều giống trà ngon và quý, điển hình như tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh thành.

Ở Việt Nam, Đạo - Thần - Hồn của trà Việt gắn với hoàn cảnh của một đất nước đã trầm mình trải qua bao cuộc bể dâu của thiên tai, địch hoạ mang đặc trưng của sự hào sảng. Tính dung hợp của người Việt tạo ra sự đa thức trong việc thưởng trà, từ sự chân phương, giản đơn nhất đến sự cầu kỳ, phức tạp. Mỗi kiểu thức gắn với nhân sinh quan, đề cao nghĩa khí, sự chân thành, đối nhân xử thế của con người, điển hình như câu nói “trà nô tửu tướng” thể hiện tâm thế phụng sự, đức tính khiêm cung của người Việt trong văn hoá trà.

Văn hóa trà Việt Nam đó là “Việt trà thức”, là sự gói gọn của bản sắc dân tộc về tính đa thức và niệm thức sâu sắc trong đối nhân xử thế của người Việt. Sự đa dạng của các kiểu thức trong thưởng trà của người Việt được thể hiện qua ngũ thức Việt trà.

Cụ thể: Mộc thức: Là kiểu uống trà phổ biến của người Việt khi không quá đặt nặng tính cầu kì của việc thưởng trà. Văn thức: Là cách thức thưởng trà ở mức độ cầu kỳ. Kiểu thức này đòi hỏi người thưởng trà có sự am hiểu nhất định về trà, từ cung cách uống cho đến loại trà uống. Ngự thức: Là cách thưởng trà cung đình dành cho những bậc vua chúa, hoàng tộc khi xưa. Tĩnh thức: Là cách thức thưởng trà hướng đến sự an tĩnh, giàu tính chiêm nghiệm. Thư thức: Là thưởng trà kết hợp với việc đọc sách, thưởng lãm nghệ thuật làm phong phú trí tuệ và tâm hồn người Việt.

Văn hóa Trà Việt hành trình trở thành văn hóa phi vật thể

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Ủy viên mặc nhiên Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới chia sẻ: “Có thể nói, trà là nét đẹp văn hóa tinh tế gắn liền đời sống, truyền thống văn hóa của Việt Nam hàng nghìn năm nay, nhưng để được UNESCO công nhận, chúng ta phải xây dựng đầy đủ luận chứng khoa học, chứng minh được rằng nó có nét độc đáo và giàu văn hóa. Đây là một nhiệm vụ chúng ta phải làm".

Ông Nguyễn Xuân Thắng tin tưởng, Việt Nam có đủ điều kiện, đủ yếu tố khoa học, yếu tố văn hóa để chứng minh được những nét độc đáo, sâu sắc của trà Việt. Văn hóa trà của Việt Nam sớm hay muộn cũng sẽ được các bạn quốc tế biết đến, đề cao và bảo tồn. Nỗ lực đưa văn hóa trà Việt Nam vươn ra thế giới không chỉ là nhiệm vụ riêng của Liên hiệp Các Hội UNESCO Việt Nam, mà còn là nhiệm vụ chung của rất nhiều ban ngành, vừa liên quan đến kinh tế, vừa là văn hóa, truyền thông...

“Quốc ẩm Việt trà” trên hành trình di sản văn hóa phi vật thể ảnh 1

Đại biểu, chuyên gia văn hóa, học giả trong nước và quốc tế tham dự sự kiện

Theo trà nhân Phạm Công Tuấn Hạ, đại diện thương hiệu trà Đôi Dép: "Khi nói về bản sắc văn hóa trà Việt,chúng ta sẽ thấy được chiều sâu của bản sắc di sản văn hóa Việt Nam thông qua phương pháp đối đãi giữa bạn trà, qua trà cụ... Tất cả nhữn nét tinh hoa nhất của cây trà hội tụ nên bản sắc lâu đời của trà Việt. Với nền văn hóa trà lâu đời, chúng ta luôn tự hào và mong muốn UNESCO quan tâm hơn trong việc đánh giá toàn bộ nền văn hóa trà Việt, ghi nhận tính đa dạng, bản sắc của trà Việt”.

“Quốc ẩm Việt trà” trên hành trình di sản văn hóa phi vật thể ảnh 2

Chuyên gia văn hóa quốc tế trao đổi về văn hóa trà tại sự kiện

Bà Dạ Nguyệt Lan, Đại diện Liên hiệp các Hội UNESCO Trung Quốc đến tham dự hội nghị WFUCA 43 đã rất bất ngờ khi được thưởng trà trong không gian văn hóa Trà do ban tổ chức dày công chuẩn bị, đồng thời được thưởng thức tiết mục nghệ thuật giàu văn hóa từ các trà nương vô cùng đẹp mắt, nghệ thuật và ý nghĩa.

Bà Lan cho biết, năm 2023, Trung Quốc cũng được tổ chức UNESCO vinh danh Cảnh quan văn hóa rừng trà cổ trên núi Cảnh Mại ở Phổ Nhĩ là di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc. Nếu văn hóa trà của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể chắc chắn sẽ có thêm một di sản nữa được phát triển sâu và rộng hơn cho thế hệ mai sau.

“Quốc ẩm Việt trà” trên hành trình di sản văn hóa phi vật thể ảnh 3

Đại biểu quốc tế thưởng thức “Quốc ẩm Việt Trà” thương hiệu Đôi Dép

Người tiên phong trên Hành trình di sản

Thương hiệu Đôi Dép đã dày công nghiên cứu và phát dương về bản sắc văn hóa trà Việt Nam, đồng thời đưa trà đi đến nhiều hơn với các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước, trong đó có các sự kiện như: Năm 2023, trong khuôn khổ chương trình diễn đàn kinh tế thành phố HCM, Thương hiệu Đôi Dép đã đồng hành với sở Ngoại vụ, Ủy ban Nhân dân TP HCM tổ chức thành công sự kiện “CEO 100 Tea Connect”, đưa ra một phương thức ngoại giao hoàn toàn mới đó là “Tea Connect”.

Đôi Dép cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được vinh dự tham gia World Tea Expo 2024 tại Mỹ. Tại lễ giỗ Tổ vua Hùng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Thương hiệu Đôi Dép cùng Ban Tổ chức đã dâng “Quốc ẩm Việt trà” lên vua Hùng cùng các vị tiền nhân. Đặc biệt tại lễ hội văn hóa Việt Nam – Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, lần đầu tiên Trà Việt Nam được xướng danh cùng trà đạo Nhật Bản qua chương trình "Đối ẩm trà đạo Nhật Bản và trà thức Việt Nam".

“Quốc ẩm Việt trà” trên hành trình di sản văn hóa phi vật thể ảnh 4

Đại diện Thương hiệu Đôi Dép nhận Chứng nhận vinh danh từ LH các Hội UNESCO Việt Nam

Tại hội nghị Ban chấp hành liên hiệp các Hội UNESCO thế giới lần thứ 43 tổ chức ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Thương hiệu Đôi Dép đã vinh dự được LH các Hội UNESCO Việt Nam trao chứng nhận “Người tiên phong trên hành trình di sản”.

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bình Phước (Việt Nam). Ảnh minh họa: TTXVN.
Chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Kế hoạch).
TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi
TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi
(Ngày Nay) - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine cho trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine để sớm kiểm soát dịch sởi trong tháng 9 và công bố hết dịch vào giữa tháng 10/2024. Tăng độ phủ vaccine nhanh nhất là chìa khóa tối ưu để kiểm soát dịch sởi.
Ổn định việc ăn, ở và học tập cho 107 học sinh thôn Làng Nủ
Ổn định việc ăn, ở và học tập cho 107 học sinh thôn Làng Nủ
(Ngày Nay) - Những ngày qua, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở số 1 Phúc Khánh (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã đón học sinh quay trở lại trường sau những ngày tạm nghỉ do mưa lũ. Trường cũng đã đón 107 học sinh ở thôn Làng Nủ, nơi vừa trải qua trận lũ quét kinh hoàng về điểm trường chính để học tập và ở nội trú.