Giải thích Nam Sudan (tên đầy đủ là Cộng hòa Nam Sudan) chính là quốc gia được mệnh danh là trẻ nhất thế giới.
2 Quốc gia này thuộc vùng nào châu Phi?
icon
Đông Phi
icon
Tây Phi
icon
Bắc Phi
Giải thích Nam Sudan là quốc gia ở Đông Phi, không giáp biển, nằm trên phần phía Nam của Cộng hòa Sudan trước đây.
3 Quốc gia trẻ nhất thế giới tuyên bố độc lập vào năm nào?
icon
2009
icon
2011
icon
2013
Giải thích Theo Reuters, Nam Sudan trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền kể từ 0h1 sáng 9/7/2011, sau khi kết thúc cuộc xung đột kéo dài hơn 50 năm giữa lực lượng nổi dậy ở miền Nam và chính phủ Sudan qua các thời kỳ. Cổng thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu lý do của cuộc xung đột nằm ở sự khác biệt văn hóa. Trong khi miền Nam mang đậm văn hóa bản dịa với số đông dân chúng thờ thần linh thiên nhiên hay theo đạo Thiên Chúa, thì miền Bắc lại có nhiều mối liên hệ với khối Arab tại Trung Đông và thế giới Hồi giáo. Các cuộc binh biến kéo dài từ năm 1955 đến 1972 và từ 1983 đến 2005 đã khiến 2,5 triệu người (chủ yếu là dân thường) chết do hạn hán và hơn 5 triệu người phải tị nạn. Tháng 1/2005, các bên tại Sudan ký thỏa thuận hòa bình toàn diện nhằm kết thúc xung đột kéo dài. Như một phần của thỏa thuận, miền Nam Sudan được hưởng quy chế tự trị trong 6 năm. Ngay sau đó, một cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành và 98% người dân ủng hộ Nam Sudan trở thành quốc gia độc lập.
4 Đâu là thủ đô của quốc gia trẻ nhất thế giới này?
icon
Juba
icon
Sudan
icon
Kenya
Giải thích Nam Sudan thuộc châu Phi, giáp Ethiopia ở phía đông, Sudan ở phía bắc, Uganda và Kenya ở phía nam và Trung Phi ở phía tây. Diện tích quốc gia 619.745 km2, dân số hiện hơn 11 triệu (theo Worldometers), thủ đô là Juba.
5 Quốc kỳ Nam Sudan được thông qua vào năm nào?
icon
Năm 2005
icon
Năm 2007
icon
Năm 2009
Giải thích Quốc kỳ Nam Sudan được thông qua vào ngày 9/7/2005 khi ký kết thỏa thuận chấm dứt nội chiến kéo dài. Ban đầu, nó được sử dụng trong các hoạt động của Phong trào Giải phóng nhân dân Sudan.
6 Màu đen trên quốc kỳ của Nam Sudan tượng trưng cho...?
icon
Những cuộc nội chiến ở Nam Sudan
icon
Tài nguyên khoáng sản than đá ở Nam Sudan
icon
Người dân Nam Sudan
Giải thích Quốc kỳ Nam Sudan gồm 6 màu: đen, đỏ, xanh lá cây, xanh dương, trắng và vàng. Màu đen, đỏ và xanh lá cây nằm ngang và được phân cách bằng các sọc trắng nhỏ. Một hình tam giác màu xanh dương nằm ở phía cán cờ với một ngôi sao vàng ở trung tâm. Nó có thiết kế khá giống cờ Sudan nhưng ý nghĩa màu sắc khác nhau. Theo World Atlas, màu đen tượng trưng cho người dân Nam Sudan. Màu đỏ biểu trưng cho máu đã đổ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Màu xanh lá cây thể hiện nền nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, đất đai và sự tiến bộ. Màu trắng tượng trưng cho hòa bình có được sau nhiều năm đấu tranh. Màu xanh biểu tượng cho dòng sông chảy qua quốc gia này. Màu vàng thể hiện sự thống nhất, quyết tâm và hy vọng. Quốc kỳ được công dân Nam Sudan nâng niu và sử dụng như một biểu tượng cho sự đoàn kết dân tộc.
7 Màu xanh trên quốc kỳ Nam Sudan tượng trưng cho dòng sông chảy qua quốc gia này. Đó là sông nào?
icon
Sông Nile Trắng
icon
Sông Nile Xanh
icon
Dòng chính của sông Nile
Giải thích Sông Nile thường được cho là con sông dài nhất thế giới với chiều dài là 6.650 km (có tài liệu ghi là 6.853 km). Theo Livescience, dòng sông này chảy qua 11 nước châu Phi gồm Tanzania, Burundi, Rwanda, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Kenya, Uganda, Nam Sudan, Ethiopia, Sudan, Ai Cập và Eritrea. Đoạn chảy qua Nam Sudan là sông Nile Trắng - một nhánh của sông Nile. Nhánh sông này hợp với sông Nile Xanh ở thủ đô của Sudan để tạo thành dòng Nile chính. Đây là thiên đường cho động vật hoang dã, cũng là một trong những nguồn sống chính của người dân Nam Sudan.
8 Nam Sudan là đất nước ít hạnh phúc nhất thế giới năm 2019 có đúng không?
icon
Đúng
icon
Sai
icon
Đáp án khác
Giải thích Mạng lưới Giải pháp Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc công bố Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2019 hồi cuối tháng 3, xếp hạng mức độ hạnh phúc của 156 quốc gia dựa trên các yếu tố GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, số năm sống khỏe mạnh, sự tự do, sự hào phóng và tình trạng tham nhũng. Theo báo cáo này, Nam Sudan đứng cuối. Chỉ hai năm sau khi giành độc lập, tình trạng tranh chấp sắc tộc dẫn tới chia rẽ quyền lực chính trị trong nội bộ Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan, tổ chức từng dẫn dắt cuộc đấu tranh giành độc lập của Nam Sudan, đẩy quốc gia này vào vòng xoáy nội chiến giữa các phe phái. Liên Hợp Quốc cho biết 60% người dân ở đây phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực sau cuộc nội chiến. Một phần ba dân số nước này bị mất nhà cửa, cứ hai người thì có một người bị thiếu ăn trong khi hàng trăm nghìn người đứng trước nguy cơ chết đói. Dù được quốc tế trợ cấp hàng tỷ đôla lương thực, người dân hiếm khi nhận được những gì họ cần vì nhiều lý do. Trong khi đó, giá thực phẩm bị đẩy lên cao, một bữa ăn có giá gấp hai lần thu nhập hàng ngày. Bên cạnh dầu mỏ, nước này chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu các tài nguyên như vàng, một số loại nông sản và các loại gỗ. Tuy nhiên, do nội chiến lan rộng hơn hai năm trước, phần lớn khu vực trồng trọt ở Nam Sudan không còn người ở.
9 Để hỗ trợ Nam Sudan, Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại quốc gia này được thành lập năm 2011. Việt Nam cũng cử nhiều quân nhân tham gia. Họ sang Nam Sudan với vai trò là?
icon
Sĩ quan liên lạc, quan sát viên quân sự, sĩ quan tham mưu
icon
Y, bác sĩ
icon
Cả hai đáp án trên
Giải thích Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan (UNMISS) được thành lập ngày 8/7/2011 để bảo đảm hòa bình, xây dựng sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế lâu dài cho Nam Sudan, cũng như hỗ trợ chính phủ nước này hạn chế xung đột và bảo vệ dân thường. Theo thông tin cập nhật đến tháng 4/2019 trên Cổng thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam đã cử 93 quân nhân sang Nam Sudan tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, trong đó có các sĩ quan liên lạc, tham mưu, quan sát viên quân sự Liên Hợp Quốc và các y, bác sĩ của bệnh viện dã chiến cấp 2. Từ năm 2014, khi Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam được thành lập, Bộ Quốc phòng đã cử hai cán bộ đầu tiên làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan. Năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam có nữ sĩ quan sang Nam Sudan làm nhiệm vụ sĩ quan tham mưu, theo dõi các hoạt động quân sự. Tháng 10/2018, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 sang Nam Sudan để thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Liên Hợp Quốc. Họ chịu trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân nơi đây. Riêng bệnh viện dã chiến, trong hơn 9 tháng làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, họ đã khám và điều trị cho 1.800 bệnh nhân, trong đó, nhiều trường hợp nghiêm trọng được phẫu thuật và điều trị thành công như hoại tử ruột, sốt rét ác tính. Bệnh viện cũng vận chuyển thành công bằng đường hàng không nhiều trường hợp nặng lên tuyến y tế cao hơn.
10 Ngôn ngữ chính ở quốc gia trẻ nhất thế giới Nam Sudan là gì?
icon
Tiếng Ả Rập
icon
Tiếng Juba
icon
Tiếng Anh
Giải thích Nam Sudan gồm trên 200 dân tộc và cùng với Nuba Hills lân cận là một trong ba khu vực đa dạng về ngôn ngữ nhất tại châu Phi. Tuy nhiên, nhiều ngôn ngữ được rất ít người sử dụng, chỉ khoảng vài nghìn người. Ngôn ngữ chính thức duy nhất của Nam Sudan là tiếng Anh. Tiếng Ả Rập thông tục cũng được sử dụng rộng rãi và tiếng Ả Rập Juba, một loại tiếng bồi được sử dụng xung quanh thủ đô. Ngôn ngữ bản địa có nhiều người sử dụng nhất là Dinka, với khoảng 2–3 triệu. Dinka là một ngôn ngữ Tây Nin; có quan hệ gần gũi với ngôn ngữ có nhiều người sử dụng thứ hai là Tiếng Nuer, và xa hơn là Tiếng Shilluk. Các ngôn ngữ Đông Nin chính gồm Tiếng Bari và Tiếng Otuho. Ngoài Ngữ hệ Nin, Tiếng Zande là ngôn ngữ có số người sử dụng đông thứ ba tại đất nước và thuộc Nhóm ngôn ngữ Ubangi. Tiếng Jur Modo thuộc Ngữ hệ Bongo-Bagirmi.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.