Quy hoạch tài nguyên nước phải đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tại Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2019, theo đó, giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch này. Theo quy định của Luật Quy hoạch, thời hạn thực hiện lập quy hoạch trong thời gian 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ được phê duyệt.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa: Nguyễn Oanh/TTXVN
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa: Nguyễn Oanh/TTXVN

Phạm vi của quy hoạch bao gồm toàn bộ phạm vi các lưu vực sông thuộc phần diện tích đất liền và một số đảo trên lãnh thổ Việt Nam; đối tượng của quy hoạch bao gồm: Nước mặt, nước dưới đất. Quan điểm lập quy hoạch tài nguyên nước phải đảm bảo yêu cầu tài nguyên nước được phát triển bền vững, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Quy hoạch tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp, thống nhất trên toàn quốc và vùng kinh tế, theo lưu vực sông và có sự điều hòa, phân phối phù hợp giữa các lưu vực sông, đồng thời phải đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường Châu Trần Vĩnh cho biết: Hiện nay Cục đã trình Bộ phê duyệt nội dung, dự toán chi tiết của Quy hoạch này tại Tờ trình số 27/Tr-TNN ngày 20/1/2020. Dự kiến thực hiện lập quy hoạch bắt đầu từ tháng 3/2020 - tháng 8/2021.

Theo đó, đối với quy hoạch tài nguyên nước quốc gia sẽ được thực hiện cho 21 sông chính thuộc các lưu vực sông lớn; 10 sông chính thuộc các lưu vực sông nhỏ ven biển khác và trên phạm vi 7 đảo. Cụ thể, đối với các lưu vực như: Sông Hồng - Thái Bình: Dòng chính sông Hồng và sông Thái Bình; sông Bằng Giang - Kỳ Cùng: Dòng chính sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng; sông Mã: Đối tượng lập quy hoạch trên dòng chính sông Mã; sông Cả: Đối tượng lập quy hoạch trên dòng chính sông Cả; sông Hương: Dòng chính sông Hương và sông Bồ; sông Vu Gia - Thu Bồn: Dòng chính sông Vũ Gia và sông Thu Bồn; Trà Khúc: Dòng chính sông Trà Khúc và sông Vệ; Kone - Hà Thanh: Dòng chính sông Kon, sông Hà Thanh và sông Kỳ Lộ.

Đối với lưu vực như sông Ba: Dòng chính sông Ba; Sê San: Dòng chính sông Sê San; l Srê Pốk: Dòng chính sông Srê Pốk; sông Đồng Nai: Dòng chính sông Đồng Nai; sông Cửu Long: Dòng chính sông Tiền và sông Hậu.

Đối với nhóm các lưu vực sông nhỏ khác còn lại: Đối tượng lập quy hoạch trên dòng chính sông Ba Chẽ, Tiên Yên, Ka Long, sông Gianh, sông Thạch Hãn, sông Cái Ninh Hòa, sông Cái Nha Trang, sông Cái Ninh Thuận, sông Cái Phan Thiết, sông Ray Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhóm các đảo gồm: Vân Đồn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.

Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia sẽ gồm những nội dung chính như: Đánh giá tổng quan (hiện trạng tài nguyên nước; hiện trạng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tác động của việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái; tác động của các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và các quy hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xu thế biến động tài nguyên nước và nhu cầu khai thác, sử dụng nước phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội).

Đồng thời, xác định quan điểm quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; mục tiêu, nhiệm vụ quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Bên cạnh đó, định hướng việc xác định khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước (nếu có); điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; xác định yêu cầu chuyển nước giữa các lưu vực sông; xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nguồn nước quy mô lớn và giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Để đảm bảo đúng tiến độ lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch, Chương trình công tác của Bộ và các quy định khác liên quan, Cục Quản lý Tài nguyên nước đề nghị các đơn vị trong Bộ tổ chức thực hiện lập quy hoạch để đảm bảo theo quy định của Luật Quy hoạch.

Theo đó, việc thực hiện lập quy hoạch tài nguyên nước quốc gia sẽ kế thừa các thông tin, số liệu trong các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đã thực hiện; các quy hoạch thực hiện song song và sau quy hoạch tài nguyên nước quốc gia sẽ phải cập nhật, kế thừa thông tin số liệu và kết quả của quy hoạch tài nguyên nước quốc gia để đảm bảo tính thứ bậc và đồng bộ trong quy hoạch, Phó Cục trưởng Châu Trần Vĩnh nhấn mạnh.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.