Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030: Định hình phát triển Thủ đô trong tương lai

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - TP. Hà Nội đang tổ chức lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025; lập Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065; xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là 3 nội dung quan trọng định hình phát triển Thủ đô trong tương lai.
Tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô nhằm tổ chức, phân bổ, sắp xếp không gian phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội, xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Ảnh: VGP.
Tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô nhằm tổ chức, phân bổ, sắp xếp không gian phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội, xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Ảnh: VGP.

Chiều 21/7, Chủ tịch TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị triển khai tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội nghị còn có sự tham gia của Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Hà Minh Hải, Dương Đức Tuấn, Vũ Thu Hà, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia... phục vụ công tác lập quy hoạch Thủ đô.

Tập trung quyết liệt để hoàn thành việc lập Quy hoạch Thủ đô đúng tiến độ

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, hội nghị nhằm triển khai 1 trong 3 nội dung lớn của Thành phố đã được BCH Đảng bộ Thành phố thông quan tại hội nghị lần thứ 12: Tổ chức lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025; tổ chức lập Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065; phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Việc tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô nhằm tổ chức, phân bổ, sắp xếp không gian phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Theo Phó Chủ tịch Hà Minh Hải, Hà Nội đang tập trung quyết liệt để phấn đấu hoàn thành việc lập quy hoạch Thủ đô theo tiến độ đề ra. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, sự vào cuộc của các sở, ngành, địa phương, Hà Nội sẽ bảo đảm tiến độ, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu theo quy định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về quá trình triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Lê Ngọc Anh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội) cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 07/3/2022, cơ quan tổ chức lập quy hoạch (UBND Thành phố) và cơ quan lập quy hoạch (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) đã triển khai nhiều công việc để thực hiện.

UBND Thành phố thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo Thành phố chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội là cơ quan lập quy hoạch; thành lập và kiện toàn Tiểu Ban chỉ đạo lập Quy hoạch Thủ đô; ban hành các Kế hoạch triển khai lập Quy hoạch Thủ đô để quản lý, điều hành triển khai các bước theo quy định.

UBND Thành phố đã tổ chức Hội nghị trực tuyến chỉ đạo công tác lập Quy hoạch Thủ đô đối với các sở, ngành Thành phố; chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai đánh giá, rà soát công tác quy hoạch thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, chuẩn bị các nội dung, kế hoạch để phối hợp với cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô. Bước đầu, các đơn vị đã có báo cáo rà soát công tác lập quy hoạch của ngành, địa bàn phụ trách để tiếp tục triển khai bước cụ thể và chi tiết hơn (lập các phương án quy hoạch để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô).

Lãnh đạo UBND Thành phố đã chủ trì tổ chức hơn 40 cuộc họp để triển khai công tác chuẩn bị lập quy hoạch Thủ đô, đặc biệt Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố đã chủ trì 08 cuộc họp để định hướng về nội dung cũng như công tác tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô.

Thành phố đã mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trên các lĩnh vực kinh tế vĩ mô, văn hóa, tổ chức không gian, là những người có uy tín, chuyên môn cao, đặc biệt là rất có tâm huyết đối với sự nghiệp hoạch định, tổ chức phát triển Thủ đô để tham vấn cho Chủ tịch UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo, Tiểu Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch Thủ đô các nội dung liên quan đến công tác tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô.

Nêu nhiều công việc cần triển khai thời gian tới, ông Lê Ngọc Anh cho biết, Thành phố tiếp tục tổ chức các tọa đàm, hội thảo xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về các nội dung liên quan; tiếp tục các buổi làm việc; khảo sát và thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch phục vụ lập QHTĐ; tích hợp các nội dung đề xuất về quan điểm và mục tiêu chủ yếu, các định hướng ưu tiên, các phương án phát triển của ngành, lĩnh vực, địa bàn của các đơn vị vào quy hoạch Thủ đô…

Sau khi hoàn thành các dự thảo Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội và Liên danh tư vấn sẽ phối hợp để tham mưu UBND Thành phố xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Tại hội nghị, ông Lưu Quang Huy (Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội) đã báo cáo về đề xuất các nội dung cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô trong Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo ông Lưu Quang Huy, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô là nội dung cụ thể hóa của Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô sẽ chi tiết hơn về tổ chức không gian gian hạ tầng đô thị...

Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nêu các vấn đề cần nghiên cứu điều chỉnh trong Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô như: Nghiên cứu, dự báo phát triển kinh tế-xã hội, nguồn lực đầu tư phát triển và đặc biệt là tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển Thủ đô; Nghiên cứu, rà soát định hình lại các chỉ tiêu về dân số, mật độ cư trú và phân bổ dân số phù hợp với thành phố trong thành phố; nghiên cứu hoàn chỉnh, tái cấu trúc không gian chức năng, hạ tầng khu vực đô thị trung tâm trong chùm đô thị Thủ đô và chùm hệ thống đô thị trong Vùng Thủ đô.

Ngoài ra, xem xét lại tỷ trọng cơ cấu khu vực đất phát triển đô thị và nông thôn; rà soát để xác định lại mô hình và lộ trình phát triển các đô thị vệ tinh; phát triển đô thị gắn với định hướng phát triển giao thông nhằm khai thác quỹ đất; nghiên cứu hoàn chỉnh kết cấu đồng bộ hạ tầng giao thông đô thị...

Còn khối lượng công việc rất lớn để hoàn thành

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Thành phố đang trong thời điểm quan trọng bởi đang triển khai đồng bộ 3 nội dung: Tổ chức lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025; tổ chức lập Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065; phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) với thời gian rất gấp.

Chủ tịch TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh trân trọng cảm ơn sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương... để thấy nội dung hội nghị hôm nay có khối lượng công việc rất lớn để hoàn thành cả 3 nội dung nêu trên với thời gian không còn nhiều.

"Đây là cơ hội hiếm để mỗi đồng chí lãnh đạo sở, ngành, địa phương các cán bộ tại mỗi đơn vị cơ hội để cống hiến cho Thủ đô, cho 3 nội dung có tầm lâu dài đến sự định hình phát triển Thủ đô trong tương lai", Chủ tịch TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Vì vậy, Chủ tịch Thành phố mong muốn lãnh đạo các sở, ngành, địa phương hết sức trách nhiệm, tổ chức các công việc còn lại để các nhà tư vấn cụ thể hóa trong các nội dung 3 nội dung đang triển khai.

Sau cuộc họp, đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, địa phương quán triệt tại mỗi đơn vị về nội dung hội nghị bởi sau hội nghị này các chuyên gia, nhà tư vấn tiếp tục làm việc với các địa phương. Vì vậy, các đơn vị cần phối hợp để thực hiện, tận dụng tối đa cơ hội này, bày tỏ được mong của mỗi đơn vị, địa phương bởi từ "khát vọng nhỏ mới hình thành nên khát vọng lớn của Thành phố".

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.